Tuesday, 21/01/2025 | 05:33 GMT+7
Trong năm 2008, tổng tiêu thụ điện năng của TKV là xấp xỉ 50 triệu Kwh, mức tăng bình quân năm sau so với năm trước là 1,14 lần. Theo đánh giá chung của các nhà nghiên cứu mức tăng đó là dễ hiểu bởi sản lượng khai thác của Tập đoàn không ngừng gia tăng, quy mô sản xuất mở rộng. Nhìn chung, suất tiêu hao điện năng của các đơn vị sản xuất đều có xu hướng giảm do đó giá thành, chi phí giảm rõ rệt.
Tiềm năng tiết kiệm điện tại các đơn vị sản xuất than lộ thiên là 7,09 %, tiềm năng tiết kiệm nhiên liệu từ 1 đến 2 %.
Ngoài lượng điện năng tiêu thụ lớn, nguyên liệu phục vụ sản xuất than của TKV chủ yếu là xăng dầu. Năm 2003, TKV tiêu thụ hết khoảng 60 triệu lít dầu và 170 nghìn lít xăng, đến năm 2008, lượng nhiên liệu tiêu thụ tương ứng là gần 180 triệu lít dầu và xấp xỉ 300 nghìn lít xăng. Ở các đơn vị khai thác lộ thiên, khối lượng điện và xăng dầu tiêu thụ rất lớn nhưng điện chỉ chiếm 10% chi phí năng lượng còn lại là chi phí xăng dầu phục vụ sản xuất.
Thực hiện Nghị định Chính Phủ về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, TKV đã ra chỉ thị 08/ CT – CĐM ngày 22/11/2005 về sử dụng năng lượng điện tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất.
Từ khảo sát tiềm năng
Nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng tiêu thụ năng lượng, tìm kiếm cơ hội TKNL, TKV đã tiến hành kiểm toán năng lượng chi tiết tại 32 công ty thuộc 5 đơn vị sản xuất chính bao gồm 12 công ty của các đơn vị sản xuất hầm lò, 5 công ty của các đơn vị sản xuất than lộ thiên, 2 công ty của các đơn vị sàng tuyển than, 6 công ty của các đơn vị sản xuất cơ khí và 2 công ty của các đơn vị sản xuất vận tải.
Hàng năm, tổng chi phí tiết kiệm được cuar TKV từ khoảng 11,1 triệu Kwh điện và gần 2 triệu lít dầu là khoảng 32,6 tỷ đồng, giảm phát thải trên 6000 tấn Co2 ra môi trường
Theo đó, tiềm năng tiết kiệm điện tại các đơn vị sản xuất than hầm lò dao động từ 6% đến 14,69% tổng điện năng tiêu thụ, tiềm năng tiết kiệm trung bình cho các mỏ hầm lò là 10,79 %. Áp dụng các biện pháp TKNL, các đơn vị sản xuất hầm lò có thể tiết kiệm được gần 30 triệu Kwh điện (khoảng 3000 tấn dầu quy đổi) tương đương tiết kiệm chi phí trên 25 tỷ đồng mỗi năm.
Tiềm năng tiết kiệm điện tại các đơn vị sản xuất than lộ thiên là 7,09 %, tiềm năng tiết kiệm nhiên liệu từ 1 đến 2 %. Hàng năm, tổng chi phí tiết kiệm được từ khoảng 11,1 triệu Kwh điện và gần 2 triệu lít dầu là khoảng 32,6 tỷ đồng, giảm phát thải trên 6000 tấn Co2 ra môi trường.
Kết quả kiểm toán tại các đơn vị sàng tuyển cho thấy, mỗi năm khối này tiết kiệm được 4,9 triệu Kwh điện tương đương gần 5 tỷ đồng. Tiềm năng tiết kiệm điện của các đơn vị sản xuất cơ khí là khoảng 10% tương ứng gần 2 triệu Kwh điện. Tại các đơn vị vận tải, ước tính mức tiết kiệm 1% nhiên liệu tiêu thụ thì mỗi năm đã tiết kiệm được 1,9 triệu lít dầu và 58 nghìn lít xăng.
Áp dụng giải pháp TKNL cho toàn bộ hệ
thống sản xuất, mỗi năm Công ty Hà Lầm có thể tiết kiệm 2,8 triệu Kwh điện. Với
mức đầu
tư dự kiến là xấp xỉ 8 tỷ đồng, dự kiến chỉ khoảng 3 năm Công ty đã có
thể hoàn
vốn.
Năm 2008, Công ty than Hà Lầm tiêu thụ hết khoảng 14 triệu
Kwh điện tập trung chính ở khâu sản xuất than hầm lò chiếm 65%, tiêu thụ xăng dầu
chủ yếu phục vụ vận tải và các loại máy gạt, máy xúc…Do đặc thù của mỏ hầm lò
có khí nổ cao, các thiết bị thông gió thường hoạt động liên tục 24/24h kể cả những
lúc giao ca và ngày nghỉ. Điện năng tiêu thụ cho hệ thống thông gió cũng chiếm
một lượng khá lớn.
Đặc biệt, hệ thống vận tải trong hầm lò như băng tải, máng chiếm lượng điện năng tiêu thụ lớn nhất tuy nhiên, hệ thống băng tải mặt bằng của công than Hà Lầm đạt chất lượng thấp, công suất làm việc chỉ đạt 34,56% khiến các động cơ đang làm việc kém hiệu quả, tiêu tốn nhiều điện năng.
Từ kết quả trên cho thấy, tiềm năng tiết kiệm điện chỉ tính riêng tại khu vực thông gió và hệ thống băng tải đã là rất lớn, tận dụng được các cơ hội này, chi phí sản xuất của đơn vị cho năng lượng sẽ giảm rõ rệt. Áp dụng giải pháp TKNL cho toàn bộ hệ thống sản xuất, mỗi năm Công ty có thể tiết kiệm 2,8 triệu Kwh điện. Với mức đầu tư dự kiến là xấp xỉ 8 tỷ đồng, dự kiến chỉ khoảng 3 năm Công ty đã có thể hoàn vốn.
Ở đơn vị khai thác than lộ thiên, năm 2008 Công ty cổ phần than Cao Sơn tiêu thụ hết gần 30 triệu Kwh điện trong đó xúc bốc chiếm 41,33%, khoan 27,96%, bơm nước 14,19%, sàng tuyển 5,11%. Tiềm năng TKNL ở đơn vị này tập trung ở khu vực sàng tuyển, các trạm biến áp, hệ thống bơm nước, hệ thống đo đạc giám sát tiêu thụ năng lượng, chiếu sáng…Áp dụng các biện pháp TKNL, mỗi năm Công ty này có khả năng tiết kiệm trên 2 triệu Kwh điện
Tương tự, qua kiểm toán, các chuyên gia cũng đưa ra được tiềm năng tiết kiệm điện ở Công ty than Mạo Khê là 10,17%, Công ty than Vàng Danh là 6,25%, công ty than Nam Mẫu là 8,3%, …
Đến giải pháp cụ thể
Nhận thức thấy hiệu quả của việc sử dụng tiết kiệm điện năng nói riêng và năng lượng nói chung, TKV đã tích cực triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Kinh nghiệm từ TKV cho thấy, cần phải có chương trình hành động cụ thể, làm tốt công tác tổ chức đặc biệt luôn phải xác định con người là yếu tố trọng tâm hàng đầu.
Khác với suy nghĩ của nhiều doanh nghiệp coi việc thực hiện các giải pháp TKNL đòi hỏi đầu tư tốn kém thì giải pháp trước tiên TKV thực hiện lại bắt đầu từ những việc làm đơn giản như xây dựng kế hoạch triển khai, xây dựng cơ chế thưởng phạt cho các bộ phận và cá nhân về thực hiện TKNL, thường xuyên kiểm tra, theo dõi đánh giá tình hình sử dụng năng lượng đồng thời đẩy mạnh soạn thảo tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền về TKNL.
Để giảm lượng điện năng tiêu thụ cho toàn ngành, một biện pháp quan trọng được các chuyên gia đưa ra là nâng cấp điện áp ở các đơn vị sản xuất với quy mô rộng khắp.Trên thực tế, nếu tăng cấp điện áp từ 380V lên 660V hoặc từ 660V lên 1140V với số giờ làm việc trong năng là 7200 giờ sẽ cho phép tiết kiệm được 12800 Kwh điện/năm. Nếu chỉ áp dụng nâng cấp cho tất cả các trạm biến áp ở khu vực trạm mỏ Quảng Ninh cũng tiết kiệm được 500 nghìn KVA. Thấy rõ những lợi ích kể trên, đến nay 100% cac đơn vị khai thác than hầm lò đã chuyển đổi sang sử dụng cấp điện áp 660V trở lên đối với các thiết bị chiếu sáng trong hầm lò trừ chiếu sáng và khoan điện.
Nếu tăng cấp điện áp từ 380V lên 660V hoặc từ 660V lên 1140V với số giờ làm việc trong năng là 7200 giờ sẽ cho phép tiết kiệm được 12800 Kwh điện/năm.
Sau khi tiến hành kiểm toán sơ bộ, với mỗi đơn vị cụ thể đều được các chuyên gia đưa ra những giải pháp TKNL cụ thể tùy thuộc vào tình hình thực tế và hiện trạng sản xuất. Ngoài những biện pháp phổ biến như thay thế bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn compact TKNL, ứng dụng các thiết bị khởi động mềm cải thiện chất lượng cung cấp của mạng điện … các công ty đều có những giải pháp riêng nhằm tận dụng tối đa cơ hội TKNL như lắp đặt biến tần cho các tời trục, máy sàng tuyển than tại công ty than Hà Lầm, Vàng Danh; ngừng hệ thống bơm thoát nước, thiết bị khoan điện, máy công cụ vào giờ cao điểm, tăng cường làm việc vào giờ thấp điểm tại Công ty cổ phần Cao sơn, Hà Tu; lập cơ chế khoán sử dụng điện năng tại công ty Cao sơn, Núi Béo, công ty cơ điện Uông Bí; lắp đặt bổ sung tủ bù tự động 0,4 Kv nâng cao hệ số công suất tại công ty tuyển than Hòn Gai; lập biểu đồ phụ tải theo dõi điều hành sản xuất tại công ty chế tạo máy TKV…
Trong bối cảnh tình hình năng lượng trên thế giới và Việt Nam có nhiều biến đổi phức tạp, bản thân ngành than chịu nhiều tác động trực tiếp từ diễn biến trên, chính vì vậy TKV không ngừng tăng cường các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giúp các đơn vị giảm chi phí sản xuất, góp phần giảm áp lực về nhu cầu năng lượng đồng thời góp phần vào việc phát triển ổn định bền vững của đất nước và bảo vệ môi trường. Tham gia xây dựng các biện pháp TKNL không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho mỗi doanh nghiệp mà còn góp phần quan trọng tạo cơ sở xây dựng các chương trình TKNL mang tính chiến lược, tăng cường vai trò quản lý nhà nước, đặc biệt, đó là cơ sở đảm bảo sự phát triển bền vững.
Trần Liễu