Sử dụng phần mềm, học sinh được trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế, thu và lồng tiếng. Phần mềm được hoàn thiện từ phản hồi của học sinh, giáo viên các trường THPT cũng như những ý kiến góp ý của các chuyên gia giáo dục, chuyên gia môi trường hàng đầu.
Phần mềm Tiết kiệm Năng lượng là một trong bộ 5 phần mềm
Giáo dục Bảo vệ Môi trường (GDBVMT) v2.0 cho học sinh THPT. Phần mềm đã được
triển khai thử nghiệm thành công tại nhiều trường trên địa bàn Hà Nội, Đà nẵng,
Tp. Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác trong cả nước từ năm 2007 tới nay. Sử dụng phần mềm, học sinh được trực tiếp tham gia vào quá
trình thiết kế, thu và lồng tiếng. Phần mềm được hoàn thiện từ phản hồi của học
sinh, giáo viên các trường THPT cũng như những ý kiến góp ý của các chuyên gia
giáo dục, chuyên gia môi trường hàng đầu.
Nội dung của phần mềm bao gồm
các kiến thức về năng lượng, hiện trạng chung, các phương pháp sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả trên thế giới và Việt Nam. Kiến thức trong phần mềm được
tính toán kĩ lưỡng phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh THPT.
So với các phiên bản trước
(cho học sinh cấp 1), phần mềm tích hợp những tính năng
hỗ trợ học tập độc đáo, giúp giáo viên, học sinh sử dụng thuận
tiện cả trên lớp và ở nhà. Với giáo viên, phần mềm hỗ trợ 2
chế độ hoạt động: Chạy tự động thuyết trình bài giảng và mode
tự học dùng cho học sinh khi học ở nhà. Mỗi nội dung trong phần
mềm đều là nhân vật ảo (đã được cài sẵn) thay thế giáo viên thuyết trình trên
lớp, tạo nét mới lạ, hứng thú cho người học. Sau bài học có những câu hỏi trắc
nghiệm đánh giá tình hình tiếp thu kiến thức của học sinh. Điều này dựa vào tâm lý muốn “học đi đôi
với hành” của học sinh hiện nay.
Phần mềm sử dụng công nghệ
Macromedia của Flash với nhân vật hoạt hình ảo để trực quan hóa các nội dung
kiến thức về chủ đề năng lượng. Nhìn vào hình ảnh, người học dễ dàng hiểu được
nội dung, hình thành cách tư duy logic về vấn đề, tránh sự nhàm chán trong tiếp
nhận. Qua đó, tạo hiệu quả cao trong việc giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ
môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Kỹ sư Hoàng Quốc Khanh, nhóm Tin
học ứng dụng viện ITIMS, Đại học Bách khoa Hà Nội: “Từ khi phần mềm ra
đời (2006 đến nay) có khoảng 100 đơn vị trường học trên cả nước đã và đang áp
dụng phần mềm này vào các giờ học tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng cho học
sinh. Phần mềm cũng được sử dụng làm giáo cụ trực quan trong các cuộc thi giáo
viên dạy giỏi các cấp hay sử dụng làm tài liệu tập huấn về môi trường cho nhiều
tổ chức phi chính phủ (NGO)… Phần mềm này đã và đang phát huy hiệu quả trong
vấn đề giáo dục ý thức sử dụng năng lượng cho các bạn học sinh”.
Đa số các giáo viên, học sinh
khi tham gia giảng dạy, học tập đều cho rằng đây là một phần mềm hay, dễ sử
dụng và giúp các bạn học sinh thấy thoải mái trong giờ học và tiếp thu bài tốt
hơn. Bạn Trần Ngọc Yến, Trường THPT Chu Văn An: “Phần mềm có hình minh họa sinh
động, tạo hứng thú cho người học. Nội dung nói lên được nét cơ bản
trong vấn đề tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, phần mềm này
giúp em và các bạn trong lớp có những kiến thức nhất định trong việc sử dụng
các nguồn năng lượng trong tự nhiên”.
Hy vọng, thời gian tới,
không chỉ dừng lại ở con số 100 trường THPT sử dụng phần mềm giáo dục bảo vệ
môi trường (trong đó có phần mềm TKNL) mà phần mềm này được đưa vào sử dụng
rộng rãi hơn nữa trong cả nước. Đây cũng là một cách thức hay để tuyên truyền
nhằm giải quyết phần nào tình trạng thiếu năng lượng như hiện nay.
Sáng ngày 26 tháng 3 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức khóa đào tạo "Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001".
Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến Công - Bộ Công Thương phối hợp với Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Việt Nam (VETS) tổ chức khóa đào tạo “Người quản lý năng lượng” và “Kiểm toán viên năng lượng”.
Theo thống kê của Ban tổ chức, Kỳ II Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025" đã có 35.399 lượt tham gia.
Sự tham gia tích cực của của CBCNV ngành Điện không chỉ giúp lan tỏa cuộc thi, mà còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ về sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, năng lượng, hướng tới hình thành lối sống xanh, bền vững.
Vừa qua, Công ty Điện lực (PC) Ninh Thuận đã phối hợp cùng Trường THCS Võ Thị Sáu tổ chức chương trình "Cùng em sử dụng điện an toàn - tiết kiệm - hiệu quả" tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
Sáng ngày 18/3/2025, tại Hà Nội, Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công - Bộ Công Thương phối hợp với Viện Chiến lược Phát triển Hàn Quốc (KDS) tổ chức khóa đào tạo "Người quản lý năng lượng".
Theo thống kê của Ban tổ chức, tính đến 12h00 ngày 14/3/2025 (kết thúc Kỳ I) Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025" đã có 51.250 lượt tham gia.
Năm 2025, PC Huế đặt ra kế hoạch thực hiện công tác tiết kiệm điện với mục tiêu chung là đảm bảo ổn định cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội thành phố Huế.