Saturday, 23/11/2024 | 07:05 GMT+7

Bước chuyển mình của các thiết bị hiệu quả năng lượng

26/01/2015

Các nhà nghiên cứu được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu (EU) đã phát triển một nền tảng phần mềm trực tuyến để giúp các nhà thiết kế thiết bị chế tạo ra những sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

Các nhà nghiên cứu được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu (EU) đã phát triển một nền tảng phần mềm trực tuyến để giúp các nhà thiết kế thiết bị chế tạo ra những sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

Lồng ghép vấn đề môi trường vào các sản phẩm gia dụng và các thiết bị đòi hỏi tư duy chiến lược trong từng giai đoạn thiết kế là chủ đề tại một diễn đàn mới đây được tổ chức bởi dự án G.EN.ESI của EU. Diễn đàn trình bày những cách thức mới trong việc hỗ trợ phát triển thương mại hóa, sản phẩm hiệu quả chi phí đồng thời giảm đáng kể tác động môi trường.

Đây là mục tiêu quan trọng của dự án G.EN.ESI. Dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 1 năm 2015, dự án đang phát triển một nền tảng công nghệ phần mềm để thúc đẩy các thiết kế sinh thái và sản phẩm điện tử và cơ điện tử bền vững. Tại đây, các nhà sản xuất có thể tìm thấy các công cụ giúp họ đánh giá các giải pháp kỹ thuật trong giai đoạn thiết kế ban đầu, và đánh giá tác động trên toàn bộ vòng đời sản phẩm.

Tiêu thụ năng lượng đã trở thành một vấn đề quan trọng cần xem xét của các nhà chế tạo sản phẩm. Các khu dân cư/khu vực trong nước chiếm khoảng 20% lượng tiêu thụ năng lượng toàn cầu, với lượng khí thải nhà kính từ khối này vượt quá 35%. Thiết bị gia dụng đóng góp rất lớn vào mức tiêu thụ năng lượng này.

Đây là lý do tại sao EU gần đây đã hành động để giảm mức tiêu thụ năng lượng gia đình. Vào đầu năm nay, các biện pháp tiết kiệm năng lượng mới đã đi vào hiệu lực mà dự toán Ủy ban sẽ tiết kiệm được một lượng năng lượng tương đương với mức tiêu thụ của 11 triệu hộ gia đình mỗi năm, đồng thời cũng tiết kiệm tiêu dùng 45 Euro cho mỗi hộ gia đình trên các hóa đơn năng lượng. Những biện pháp này bao gồm các nhãn năng lượng cho các thiết bị nấu ăn và các sản phẩm được bán trực tuyến, và chế độ tự động tạm ngắt cho các thiết bị kết nối và máy pha cà phê.

Do đó, dự án G.EN.ESI sẽ giải quyết một nhu cầu sản xuất thực tế. Các nhà sản xuất thiết bị phải xem xét các khía cạnh sinh thái khi thiết kế sản phẩm mới, trong khi cùng lúc phải duy trì mức chi phí cạnh tranh. Dự án ước tính rằng các quyết định ở giai đoạn đầu thiết kế ảnh hưởng từ 70 đến 80% tổng chi phí sản phẩm.

Tuy nhiên, mặc dù hiện đã có các công cụ phần mềm tiên tiến để hỗ trợ các nhà thiết kế trong các lựa chọn về chức năng, cấu trúc và thẩm mỹ, chưa có công cụ nào dễ sử dụng cho việc đánh giá tác động môi trường. Nền tảng phần mềm của dự án sẽ giải quyết vấn đề này, bằng cách giúp các nhà thiết kế sản phẩm có những lựa chọn thiết kế sinh thái trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả chi phí.

Hơn nữa, nền tảng này có thể được tích hợp hoàn toàn với các thiết kế và công cụ phát triển khác, chẳng hạn như CAD. Trong khi các hướng tiếp cận đề xuất nhắm tới mục tiêu chủ yếu ở lĩnh vực thiết bị gia dụng, nó vẫn có thể dễ dàng mở rộng ra các sản phẩm cơ điện tử khác. Dự án cũng đóng góp vào các tiêu chuẩn thiết kế sinh thái quốc tế bằng cách gợi ý các quy định và hướng dẫn để quản lý chu trình thiết kế các sản phẩm sinh thái bền vững.

Diễn đàn đã diễn ra vào ngày 12 tháng 1 năm 2015, với sự tham dự của khoảng 30 học giả và các nhà công nghiệp. Sự kiện này bắt đầu bằng phiên giới thiệu về dự án G.EN.ESI, tiếp theo là trình diễn các công cụ phần mềm hiện đang được phát triển. Diễn đàn kết thúc bằng một phiên hỏi đáp do Helen Cornwell từ Đại học Bath, một đối tác quan trọng của dự án G.EN.ESI điều hành.

Yến Phạm (Theo Cordis.europa.eu)