Saturday, 23/11/2024 | 02:35 GMT+7
Sử dụng nghệ thuật cắt giấy kirigami của Nhật Bản, các nhà khoa học tại trường Đại học Michigan đã sáng tạo ra các dải pin mặt trời có hình thù giống mạng lưới thu thêm được gần đến 30% năng lượng mặt trời so với các tấm pin thông thường.
Ý tưởng này được nảy sinh từ vấn đề rằng các tấm pin năng lượng mặt trời không chuyển động, trong khi mặt trời di chuyển ở trên bầu trời suốt cả ngày, điều đó có nghĩa là các tấm pin năng lượng mặt trời không có khả năng hấp thụ được nhiều năng lượng như theo trên lý thuyết. Các dải pin được thiết kế theo nghệ thuật cắt giấy kirigami có thể giải quyết được vấn đề này bằng khả năng trải rộng và theo sau đường di chuyển của mặt trời. Thiết kế được đề xuất này sẽ bảo vệ các dải asenua, gali nhỏ và mảnh giữa hai bề mặt, rất giống với các cửa sổ có ba ô vuông, và bản thân các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ cần được mở rộng hơn so với các tấm pin năng lượng truyền thống, để điều tiết độ căng duỗi của tấm pin.
Trong khi ý tưởng này nhận được nhiều lời khen ngợi, nhưng nó cũng có nhiều nghi vấn như các dải pin năng lượng mỏng này hàng ngày có khả năng trải rộng trong bao lâu trước khi chúng bị đứt gãy; khả năng ý tưởng này sẽ mang lại lợi nhuận trong thời gian dài; các giới hạn nhiệt độ. Tuy nhiên, các nhà phát triển tấm pin năng lượng mặt trời loại này rất lạc quan về các ứng dụng trong tương lai và sẽ tìm ra các giải pháp cho các nghi vấn này. Ví dụ, đầu tiên các dải pin năng lượng có thể được sử dụng trên các thiết bị trên không, để xem xét rằng chúng nhẹ hơn các hệ thống năng lượng mặt trời khác. Có thể thấy rằng thiết kế đơn giản nhất có thể vừa mang tính thanh lịch nhất vừa mang tính hữu dụng nhất.
Ngoc Anh (Theo Inhabitat)