Giới chức Iran cho hay sẽ phải mất 2 đến 3 tháng
trước khi nhà máy bắt đầu đi vào sản xuất điện, khi các thanh nhiên
liệu chứa uranium được đưa vào trong lò phản ứng.
Nhà máy này được Đức khởi công xây dựng từ năm
1975, sau đó được chuyển lại cho Nga và dự kiến hoàn thành vào năm
1999. Tuy nhiên, dự án bị đình trệ nhiều lần, nên mãi đến tháng 8/2010,
nhà máy mới chính thức đi vào hoạt động.
Giới chuyên gia cho rằng việc khởi động nhà máy
trị giá 1 tỷ USD, với công suất 1.000 MW này sẽ không khiến Iran tiến
gần hơn đến “tham vọng bom hạt nhân” như Mỹ và một số nước phương Tây
lo ngại, bởi Nga là nước cung cấp urani làm giàu cho lò phản ứng của
nhà máy và cũng chính Nga sẽ mang các thanh nhiên liệu đã sử dụng, có
thể dùng để tạo pluton cấp độ vũ khí, đi.
Hiện Iran vẫn đang chịu áp lực lớn của Mỹ và
phương Tây đòi ngừng chương trình làm giàu urani. Phương Tây cho rằng
Iran không cần thiết phải làm giàu urani bởi họ có thể nhập nhiên liệu
hạt nhân từ nước ngoài.
Do từ chối ngừng làm giàu Tehran đã gánh chịu
hàng loạt lệnh trừng phạt của LHQ và các biện phát trừng phạt đơn
phương mạnh mẽ của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cùng các nước khác.
Trong khi đó, Iran vẫn khẳng định họ không tìm
kiếm phát triển bom và có toàn quyền đối với công nghệ hạt nhân cũng
như làm giàu urani.
Tiến Đạt