Saturday, 16/11/2024 | 10:26 GMT+7
Hiện tuabin thủy lực xanh đang được hoàn thiện để xin cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đăk Nông cũng rất ủng hộ và đang xem xét đề cương nghiên cứu tua-bin thủy lực xanh để hỗ trợ kinh phí sự nghiệp khoa học cho đề tài này. |
Đặc biệt, trong quá
trình hoạt động, tuabin sẽ tạo ra khí, nén dần vào các bình chứa trong cùng hệ
thống. Đến khi hết nước, hệ thống tuabin sẽ được đóng kín và bắt đầu xả khí nén
làm quay cánh quạt để phát điện. Cũng nhờ “công nghệ” này, nếu mực nước dâng quá
cao, không có cột nước chênh lệch để phát điện thì khí nén cũng sẽ phát huy tác
dụng. Trong điều kiện tài nguyên nước ngày càng suy giảm, tác động của thủy
điện ngày càng xấu, công nghệ thủy điện xanh hoàn toàn có thể giúp sản xuất
điện với công suất lớn mà rất ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Không chỉ nghiên cứu tuabin Thủy điện xanh, công trình thủy điện công suất 1,5MW ở thôn 14, xã Đăk Wer, huyện Đăk R’lấp của DN Thủy điện Xanh đã được cơ quan quản lý khoa học công nhận và khuyến khích. Gọi là “công trình” cho oai chứ thực ra “đập tràn” thủy điện chỉ là một cái gờ bêtông cao khoảng 60cm, dài 30m chắn ngang dòng thác. Sau khi dẫn một lượng nước nhỏ vào tuabin để phát điện, phần nước còn lại sẽ tràn qua thân đập thành dòng chảy tự nhiên nên không ảnh hưởng đến dòng chảy. Điều đáng nói là, thông thường người ta phải đầu tư khoảng 25 tỷ đồng/1MW nhưng công trình này chỉ cần khoảng 3 tỷ đồng là ổn. Ngoài việc phát điện, công trình thủy điện ở xã Đăk Wer còn phục vụ cho mục đích thử nghiệm, tiến tới sản xuất tuabin thủy lực xanh để cung cấp cho các nhà máy thủy điện khác. Hiện đã có 3 DN trực tiếp đến tham quan công trình và đặt hàng mua tuabin thủy lực xanh công suất 2MW, lắp đặt dưới hạ du một nhà máy thủy điện khác để tận dụng nguồn nước.