Đèn chiếu sáng là thiết bị tiêu thụ điện phổ biến nhất trong các hộ gia đình. Mặc dù công suất tiêu thụ của từng bóng đèn không lớn nhưng do sử dụng thường xuyên tại nhiều vị trí trong nhà nên hệ thống chiếu sáng có thể chiếm tới 15% lượng điện tiêu thụ bình quân trong các hộ gia đình. Sử dụng đèn chiếu sáng hợp lý sẽ góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm điện trong gia đình.
Lựa chọn đèn chiếu sáng
Bảng sau đây đưa ra hướng dẫn lựa chọn loại đèn theo các nhu cầu sử dụng khác nhau:
Loại đèn
|
Ứng dụng đặc trưng
|
Công suất (W)
|
Tuổi thọ (giờ)
|
Hiệu suất tương đối
|
Đèn dây tóc tiêu chuẩn
|
Chiếu sáng chung, đèn bàn, đèn đọc sách, chỉnh được
độ sáng
|
25 – 100
|
1000
|
|
Đèn dây tóc halogen
|
Chiếu sáng chung, kết hợp trang trí, chỉnh được độ
sáng
|
40 – 300
|
2000 - 4000
|
|
Đèn huỳnh quang (đèn tuýp, đèn ống)
|
Chiếu sáng chung (theo dải)
|
26 – 40
|
5000 - 8000
|
|
Đèn compact
|
Chiếu sáng chung (theo điểm), kết hợp trang trí
|
6 – 40
|
8000 - 10000
|
|
Đèn LED
|
Chiếu sáng chung (theo điểm), kết hợp trang trí
|
4 – 9
|
Trên 20000
|
|
Thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng:
- Tham khảo các nhà chuyên môn về ánh sáng, kiến trúc khi thiết kế hệ thống chiếu sáng;
- Chọn loại đèn phù hợp với nhu cầu sử dụng;
- Lắp các công-tắc riêng cho từng đèn hoặc cụm đèn;
- Lắp công-tắc chỉnh độ sáng (dimmer) cho đèn halogen, đèn dây tóc;
- Đối với đèn tuýp, sử dụng chấn lưu điện tử sẽ tiết kiệm ~30% điện tiêu thụ, bóng đèn loại T5 và T8 sẽ tiết kiệm từ 30% đến 10% điện tiêu thụ so với bóng loại T10.
Sử dụng đèn chiếu sáng:
- Tắt đèn khi không sử dụng;
- Tắt bớt hoặc dùng dimmer giảm độ sáng đèn khi xem TV hoặc đọc sách với đèn bàn;
- Tận dụng tối đa sánh sáng tự nhiên để chiếu sáng, tuy nhiên cần lưu ý ánh nắng trực tiếp sẽ mang theo nhiệt làm nóng bên trong nhà.
- Thường xuyên vệ sinh bóng và chóa đèn để đảm bảo độ sáng.
Mai Anh