Friday, 15/11/2024 | 19:23 GMT+7
Chiếc máy bay bay bằng năng lượng mặt trời của Thụy Sĩ đã đến Trung Quốc trong chặng thứ năm của hành trình vòng quanh thế giới mà không cần bất kỳ nhiên liệu nào.
Máy bay Solar Impulse 2 cất cánh ở Varanasi, Myanmar trong, 18/3/15.
Chiếc máy bay bay bằng năng lượng mặt trời của Thụy Sĩ đã đến Trung Quốc trong chặng thứ năm của hành trình vòng quanh thế giới mà không cần bất kỳ loại nhiên liệu nào.
Chiếc máy bay đã hạ cánh tại thành phố Trùng Khánh, khoảng 20 tiếng sau khi rời Myanmar.
Chiếc máy bay một chỗ ngồi Solar Impulse 2 làm bẳng sợi carbon có sải cánh dài 72 mét, dài hơn độ dài sải cánh của một chiếc Boeing 747, và nặng chỉ bằng một chiếc xe hơi. 17.000 tấm pin năng lượng mặt trời được lắp vào cánh máy bay để lấy năng lượng mặt trời, cho phép nó bay qua đêm.
"Solar Impulse muốn huy động sự nhiệt tình của công chúng ủng hộ những công nghệ mà sẽ giúp giảm sự lệ thuộc vào những nguồn nhiên liệu hóa thạch, và gợi lên tình cảm tích cực về năng lượng tái tạo,'' một phát biểu trên website chính thức của sứ mạng này cho biết. Website lập bản đồ những địa điểm của máy bay và phát sóng âm thanh từ buồng lái trong thời gian thực.
Chiếc máy bay mất 12 năm để chế tạo và là đứa con tinh thần của hai nhà khoa học Thụy Sĩ, Bertrand Piccard và Andre Borschberg.
Hai người nói rằng họ không làm việc này để cách mạng hóa ngành hàng không, nhưng thay vào đó để chứng tỏ rằng những nguồn năng lượng thay thế thực sự và công nghệ mới có thể đạt được điều một số người coi là không thể.
Tuyến đường bay bao gồm các điểm dừng ở Oman, Ấn Độ, Myanmar và Trung Quốc. Sau khi vượt qua Thái Bình Dương qua quần đảo Hawaii, chiếc máy bay cũng sẽ dừng tại ba nơi ở Mỹ, ở thành phố Phoenix của bang Arizona và thành phố New York, và có thể là một nơi khác tùy thuộc vào tình hình thời tiết.
Chặng cuối cùng sau khi băng qua Đại Tây Dương bao gồm một điểm dừng ở miền nam châu Âu hoặc Bắc Phi trước khi quay trở lại ở Abu Dhabi vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8.
Theo VOA