Wednesday, 13/11/2024 | 03:30 GMT+7

Năng lượng gió và năng lượng mặt trời tiếp tục phát triển trong năm 2016 và những năm tiếp theo

15/02/2016

Năng lượng tái tạo được kì vọng sẽ tăng trưởng 45% từ năm 2013 đến năm 2020 để đạt 7310 terawatt giờ (TWh).

Theo báo cáo “Theo dấu các tiến bộ về năng lượng sạch 2015” của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), chúng ta có thể thấy sự tiến bộ trong sản xuất năng lượng tái tạo và ngành năng lượng này được kì vọng sẽ tăng trưởng 45% từ năm 2013 đến năm 2020 để đạt 7310 terawatt giờ (TWh).

Sản xuất năng lượng tái tạo tiếp tục tăng trưởng.

Tuy nhiên, do tăng trưởng kinh tế chậm và chính sách không chắc chắn của các nước thành viên Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), có lẽ chúng ta sẽ nhìn thấy một số trở ngại trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sạch này. Liệu chúng ta có thể kì vọng và dự đoán những gì về lĩnh vực năng lượng tái tạo trong những năm tiếp theo?

Thị trường năng lượng tái tạo lớn nhất

Trung Quốc tiếp tục là thị trường năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, ước tính chiếm 23% tổng sản xuất điện tái tạo năm 2014 và cũng là thị trường năng lượng gió lớn nhất toàn cầu với công suất lắp đặt khoảng 20GW. 

Ở phạm vi lục địa, châu Á đã lắp đặt gần 50% công suất điện mặt trời mới.

Đầu tư vào năng lượng tái tạo

Đầu tư vào điện mặt trời đang sụt giảm trong khi đầu tư vào năng lượng tái tạo gió quốc tế tăng nhẹ. Nhiên liệu hóa thạch tiếp tục nhận được đầu tư lớn đúng như kì vọng.

Điện mặt trời

Ở một số quốc gia, ví dụ như Nhật Bản, thị trường điện mặt trời đang bùng nổ cho dù các nhà phát triển đang gặp phải nhiều thách thức hòa lưới do một số dự án điện mặt trời đang được triển khai tại một số vị trí có mặt bằng rẻ nhưng nhu cầu và công suất lưới điện thấp. Hòa lưới cũng là một thách thức đối với Nam Phi. Một số sự án điện gió và điện mặt trời ở quốc gia này không thể hòa lưới đúng thời hạn. 

Trog lĩnh vực điện dân sinh, chúng ta có thể thấy Úc, Hà Lan và Ý là 3 nước dẫn đầu về tạo ra lợi nhuận. 

Năng lượng gió

Ngành công nghiệp năng lượng gió trong và ngoài nước ngày càng được công nhận với công nghệ tuabin mới đang được sử dụng trên các nông trại gió quy mô vừa và nhỏ. 

Tuy nhiên, do các thỏa thuận mua bán điện có giá trị lớn và chi phí sản xuất điện gió ở nước ngoài cao nên các dự án điện gió đang bị một số quốc gia thúc ép. Chẳng hạn như ở Đức, quốc gia này đã hạ mục tiêu công suất gió ngoài nước năm 2020 từ 10GW xuống còn 6.5GW trong khi Đan Mạch cũng đã phải hoãn đấu thầu một dự án có công suất 600 megawatt (MW). 

Hà Nguyễn (theo 2degreenetwork)