Tuesday, 19/11/2024 | 21:26 GMT+7
Nhiệt huyết
Trở về Ấn Độ từ một trường đại học của Mỹ năm 1994, Puri đã biến Moser Baer từ một nhà sản xuất đĩa mềm lỗi thời trở thành một công ty công nghệ cao trị giá 400 triệu USD và mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như truyền thông thị giác, giải trí tại nhà, điện tử dân dụng và năng lượng mặt trời
Ngày nay, Moser Baer là một trong 5 nhà sản xuất đĩa trắng CD và DVD hàng đầu thế giới, sở hữu thị trường ảo dành cho việc lưu trữ truyền thông ở Ấn Độ.
Năm 2007, sau khi công ty khám phá ra phương thức mới để sản xuất DVD trắng với giá chỉ bằng một nửa so với những công nghệ đang có, Puri đã nhắm đến lĩnh vực giải trí tại nhà đang trong quá trình cách mạng hóa thị trường Ấn Độ. Giá bán lẻ những phim DVD đã giảm 10 – 15 USD xuống còn khoảng 1 USD từ khi công ty tham gia thị trường.
Năm 2008, công ty bắt đầu tung ra thị trường các sản phẩm đầu máy DVD, tivi LCD và nhiều sản phẩm điện tử dân dụng khác. Những sản phẩm này có những tính năng tương tự và chất lượng không thua kém sản phẩm của những hãng sản xuất hàng đầu thế giới, nhưng giá chỉ bằng một phần mười.
Nhưng bước đi thú vị nhất của công ty chính là việc mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực sản xuất những tấm pano năng lượng mặt trời dạng phim mỏng. Kinh nghiệm của công ty trong việc cắt giảm chi phí đã đem lại tiềm năng lớn khơi nguồn một cuộc cách mạng ở đất nước đói năng lượng này.
“Ấn Độ có cơ hội khổng lồ trong việc tận dụng năng lượng mặt trời. 5 năm, 10 năm hoặc 15 năm nữa, Ấn Độ có thể trở thành một trong những thị trường lớn nhất thế giới trong lĩnh vực này”, Puri trao đổi với GlobalPost trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Nhiệt huyết đó có vẻ như không thực tế lắm, khi mà mãi đến một vài năm trước, Moser Bae vẫn chỉ làm cái việc đóng dấu lên những chiếc DVD trắng. Tình hình càng bất lợi hơn khi giá dầu thế giới đang trong xu hướng giảm và cuộc khủng hoảng tài chính buộc người ta phải lo lắng nhiều thứ hơn là đòi hỏi về năng lượng sạch.
Nhưng Puri khẳng định, việc sản xuất CD và DVD đã thực sự đem lại cho anh nhiều kinh nghiệm trong việc tráng silicon phim mỏng – công nghệ thiết yếu sẽ được sử dụng trong những tấm pin mặt trời của Moser Baer – hơn hầu hết các công ty khác trên thế giới.
“Chúng tôi dự định đến năm 2010 sẽ đạt công suất dư 600 MW”, Puri khẳng định. “Chúng tôi cũng có thể sản xuất điện với giá 1USD/1W, nhờ thế hoàn toàn có khả năng cạnh tranh được với năng lượng truyền thống”.
Moser Baer dự định đầu tư khoảng 3,2 tỉ USD vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất những sản phẩm năng lượng mặt trời – “những mô-đun phim mỏng” và những miếng silicon có thể khiến năng lượng mặt trời phát huy tác dụng.
Chìa khóa thành công
Với Puri, chìa khóa dẫn tới thành công chính là sự tinh thông của công ty trong việc giảm chi phí sản xuất.
Là một trong những nhà sản xuất Ấn Độ thành công trong cạnh tranh quốc tế, Moser Baer đã tham gia sản xuất công nghệ cao ngay trong thời điểm người ta vẫn nghĩ rằng nền sản xuất Ấn Độ chỉ là một nền sản xuất lập dị.
Tại một trong những nơi bụi bặm nhất trên hành tinh, công ty đã xây dựng một “phòng sạch” khổng lồ cho việc sản xuất đĩa, đòi hỏi một hệ thống điều hòa không khí dẫn lên toàn bộ tầng hai của nhà máy, cũng như cài đặt thế hệ năng lượng dầu diesel của riêng họ để đảm bảo cung cấp nguồn điện liên tục. Và đó chính là thời điểm mà không ai tin rằng người ta có thể sản xuất ra những chiếc CD trắng rẻ hơn và có thể thay thế những chiếc đĩa mềm.
“Không thể trông chờ vào một vài yếu tố lớn để cắt giảm chi phí, đó phải là sự tập hợp của rất nhiều yếu tố”, Puri nói. “Mười năm trước, không ai tin rằng có thể làm ra một chiếc DVD chỉ với giá 10 cent mà vẫn thu được lợi nhuận, nhưng ngày nay điều đó đã trở thành sự thật. Cũng sẽ tương tự như vậy đối với năng lượng mặt trời”.
Việc đạt được mức 1USD/1W có thể đưa doanh nghiệp Ấn Độ này vào đội ngũ những công ty đẳng cấp nhất. Chỉ có một số ít doanh nghiệp khẳng định đã đạt được mức giá đó, trong đó có First Solar và Nanosolar có trụ sở ở Mỹ.
Nanosolar đã nhận được hỗ trợ tài chính từ các nhà sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin. Công ty này sử dụng chất diselenide Gali Indi đồng đỏ để chế tạo pin mặt trời, trong khi First Solar sử dụng pin dựa vào Telua dương tính catmi. Moser Baer thì sử dụng silicon vô định hình. Cả ba công nghệ này đều mang tính đi đầu.
Việc sản xuất DVD đã thuyết phục Puri rằng anh có thể giảm chi phí sản xuất silicon vô định hình thêm nhiều lần nữa. “Chúng tôi đang thiết kế những lớp mạ chống phản xạ mới có thể hấp thụ ánh sáng. Chúng tôi cũng làm cho độ dày của tấm kính giảm xuống và cố gắng thiết kế ra hệ thống những bộ phận tốt hơn xung quanh pano cơ bản để giảm chi phí.
Chúng tôi cũng đã cải tiến các phương pháp quy trình để cho phép số lượng vật liệu đưa vào nhiều thiết bị hơn trong một khoảng thời gian nhất định”, anh nói. “Đó là sự tập hợp của rất nhiều yếu tố giúp chúng tôi đạt mức 1USD/1W”.
Nếu công ty đạt được mục tiêu trước năm 2020, điều đó sẽ giúp Ấn Độ vợt trội so với các đối thủ trong việc làm sạch năng lượng. Mặc dù đã có thỏa thuận năng lượng với Mỹ, nhưng trong 20 năm nữa, năng lượng nguyên tử vẫn sẽ chỉ cung cấp được một tỉ lệ vô cùng nhỏ bé trong nhu cầu năng lượng của Ấn Độ.
“Điều đó có ý nghĩa gì với Ấn Độ, hay quan trọng hơn, điều đó có ý nghĩa gì với phần còn lại của thế giới? Ấn Độ sẽ lấy năng lượng từ đâu? Nó sẽ lấy năng lượng từ than”, Puri phân tích.
"Nghĩa là sẽ có khoảng 300 nhà máy năng lượng dùng than làm nguyên liệu được xây dựng và sẽ thải một đám khói nâu khổng lồ ra toàn châu Á. Nhưng nếu năng lượng mặt trời được sản xuất trước, điều đó sẽ có thể khác đi. Có lẽ thay vì 300 nhà máy dùng than đá, chúng ta sẽ chỉ phải xây dựng 150 nhà máy. Đó có thể là một hướng đi chấp nhận được”.
(Nguồn: Vietnamnet