Tuesday, 19/11/2024 | 13:26 GMT+7
Thay vì một hóa đơn tiền điện buồn
tẻ với những con số, công ty điện lực của một quận ở
Ai giỏi thì dùng ít hơn
“Năng lượng là một sản phẩm vô hình đối với nhiều người - Karen Ehrhardt-Martinez, nhà nghiên cứu của ACEEE, nói - Năng lượng lưu chuyển vô hình trong gia đình và bạn không biết gì cho đến khi bạn nhận được hóa đơn. Chúng ta cần cung cấp tất cả thông tin tới khách hàng để họ có thể tự đưa ra những quyết định tiêu thụ tốt hơn”.
Chỉ với một nụ cười, được truyền thông đúng đắn đã thu hút được cộng đồng cùng TKNL
Sau đó, họ đánh giá việc dùng năng lượng của gia đình chị dựa trên ba mức: mặt
mếu cho mức “dưới trung bình”, mặt cười cho mức “tốt”, hai mặt cười cho đánh
giá “rất tốt”.
Tự nhận mình là người “thích cạnh tranh”, Kelly nói chị bị sốc khi thấy gia
đình mình không nhận được “mặt cười”, tức là gia đình chị đang tiêu thụ điện nhiều
hơn so với mức trung bình của hàng xóm. Từ hôm đó, chị bắt đầu tắt các thiết bị
điện không cần thiết, hạ nhiệt độ lò sưởi...
Nói chung, chị làm bất kỳ điều gì có thể giúp
chị có “mặt cười” trong hóa đơn tiền điện tháng sau.
“Việc đánh giá này giúp nâng cao tinh thần cạnh tranh của tôi - Kelly
nói - Tôi muốn là một trong những người tiết kiệm năng lượng nhất trong
khu dân cư”. Gia đình Kelly đã cắt giảm được 10% mức tiêu thụ điện, vậy mà cũng
vẫn chưa có mặt cười, và chị tự hỏi: phải chăng là mình còn dùng điện nhiều hơn
mức cần thiết?
Bằng cách này, năm vừa qua quận Sacramento ở California đã giảm lượng tiêu thụ
điện được 2%, tương đương lượng điện dùng cho 1.000 gia đình quy mô trung
bình/năm.
Hàng xóm giúp nhau
Tại Công ty sản xuất phần mềm Efficiency 2.0 ở New York, nhóm của Andy
Frank hợp tác với Công ty Điện Tây Massachusetts lập ra một cộng đồng online
kiểu Facebook để mọi người có thể tư vấn giúp nhau tiết kiệm năng lượng và so
sánh kết quả với nhau theo cách thân thiện, hàng xóm nhưng cũng rất cạnh tranh
Chị Wendy Penner trên website cho biết chị rửa bát bằng tay, trong nước
lạnh, vừa không tạo ra khí CO2 cho môi trường vừa tiết kiệm được 45 USD trong
hóa đơn tiền điện. Không hài lòng với kết quả, chị quyết định giảm nhiệt độ máy
nước nóng, vừa giảm khí CO2 thải ra môi trường vừa tiết kiệm được 92 USD mỗi
năm cho ngân sách gia đình. Tính tổng cộng các loại, chị đã giảm được 1,4% tổng
năng lượng sử dụng và tiết kiệm được 190 USD/năm.
Còn Dennis Boland, người kinh doanh cổ phiếu từ Glenview, Illinois,
khi nhận hóa đơn thì “tá hỏa” vì gia đình anh dùng 1.987 kWh
điện mỗi tháng, cao hơn 92% so với trung bình hộ dân xung quanh. “Tôi cảm thấy mình
như con heo vậy! Tôi biết mỗi tháng mình tốn một đống tiền điện, nhưng tôi
tưởng hàng xóm ai cũng thế. Nào tôi có biết mình lại gớm như vậy đâu”. Điều này
khiến anh xấu hổ và bắt đầu thay đổi cách tiêu dùng.
Người ta cho rằng quyền lực của sức cạnh tranh - mong muốn làm tốt hơn (trong
trường hợp này là giảm lượng điện sử dụng) đã giúp con người có những quyết
định logic. Các nhà nghiên cứu nhìn nhận chuyện đơn giản như thông báo nhà này
dùng bao nhiêu điện, nhà kia dùng bao nhiêu điện có hiệu quả như “bắn phát súng
mở màn” cho một cuộc chạy đua tiết kiệm. Trong thời mà ai cũng được thông tin
việc bảo vệ môi trường sống đồng nghĩa với bảo vệ tương lai cho con cháu mình,
có lẽ không có nhiều người muốn mình nằm trong danh sách tiêu thụ điện nhiều nhất,
dù giàu có đến cỡ nào.
Hàng chục năm qua, người Mỹ đã học cách cẩn trọng hơn với việc sử dụng năng
lượng. Hàng ngàn những lựa chọn cá nhân nhỏ nhoi như vậy có thể tạo nên hiệu
ứng lớn. Theo Ủy ban sử dụng năng lượng hiệu quả của Mỹ (ACEEE), nếu áp dụng
đại trà cách mà California đã làm thì lượng tiêu thụ năng lượng trong hộ dân có
thể giảm được 22%, tương đương với 12% tổng năng lượng mà nước Mỹ đang sử dụng.
Đây là con số lớn. Thử so sánh: năm ngoái, toàn bộ năng lượng được sản xuất
theo cách thân thiện với môi trường (như năng lượng mặt trời, gió...) chỉ chiếm
1% tổng năng lượng mà nước Mỹ sử dụng.
Thúy Hằng (ST)