Tuesday, 19/11/2024 | 13:30 GMT+7

Xe đạp điện không tiết kiệm như nhiều người lầm tưởng

07/05/2010

Làm một phép toán nhỏ so sánh xe đạp điện và xe máy 50 phân khối cùng chạy 100km thì xe máy sẽ tiết kiệm hơn chạy xe đạp điện: Loại hai bình 40.000-26.000 = 14.000đ; Loại hai bình 37.500-26.000 = 11.500đ; Loại hai bình 35.000-26.000 = 9.000đ

Trong hoàn cảnh xăng ngày càng đắt đỏ, nhiều người nghĩ đến giải pháp mua xe đạp điện. Nhưng sử dụng phương tiện này, chi phí cho ắc quy còn đắt hơn đổ xăng xe máy vì phải liên tục thay ắc quy bởi xe đạp điện hiện được chế tạo sử dụng mô tơ công suất như sau:


Loại 250w-24v, chạy 2 bình ắc quy 12v - 12A có giá 800.000đ; Loại 250w-36v, chạy 3 bình ắc quy 36v -12A có giá 1.200.000đ; Loại 250w-48v, chạy 4 bình ắc quy 48v-12A 1.600.000đ. Như vậy, đối với xe đạp điện thì qua tính toán và khảo sát thực tế, với các loại xe đạp điện loại tốt, bộ ắc quy theo xe chạy được số km là:  
 

xedapdien03.jpg


Chi phí khi mua một xe đạp điện tốt, giá không hề rẻ


Loại hai bình chạy được 2.000km là phải thay ắc quy. Chi phí cho 1km là 400đ, tức là chạy 100km phải chi 400x100km = 40.000đ;  Loại hai bình chạy được 3.200km là phải thay ắc quy. Chi phí cho 1km là 375đ, tức là chạy 100km phải chi 375x100km = 37.500đ;  Loại hai bình chạy được 4.600km là phải thay ắc quy. Chi phí cho 1km là 350đ, tức là chạy 100km phải chi  350x100km = 35.000đ 
 
Xe đạp điện "ngốn tiền" mạnh hơn xe máy  
 
Từ tính toán trên, thử so sánh với xe máy ta sẽ biết được xe đạp điện có lợi hơn xe máy không? Đối với xe máy dung tích xylanh 50 phân khối thì xe chạy tối đa 100Km chỉ hết 1,4 lít xăng, chi phí 1,4 l x 19.000đ = 26.600đ.  
 
Làm một phép toán nhỏ so sánh xe đạp điện và xe máy 50 phân khối cùng chạy 100km thì xe máy sẽ tiết kiệm hơn chạy xe đạp điện: Loại hai bình 40.000-26.000 = 14.000đ; Loại hai bình 37.500-26.000 = 11.500đ; Loại hai bình 35.000-26.000 = 9.000đ    
 
Như thế chúng ta có nên dùng xe đạp điện không khi chất lượng của tất cả các hãng xe đạp điện hiện nay có hiệu suất quá thấp? Cần lưu ý rằng, trong thực tế, bình ắc quy còn dễ bị giảm tuổi thọ  hoặc “không đủ mạnh” bởi năm lý do sau: Chở nặng; Sạc ắc quy chưa đủ dung lượng; Xe để lâu ngày không sử dụng; Điều khiển xe ở tốc độ cao; Không đạp phụ cho lúc khởi động.     
 
Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân từ nhà sản xuất như: Chế độ tự động ngắt điện khi bình đã đủ điện không chính xác trong trường hợp khi bình ắc quy bị cũ hoặc bị sunfat dẫn tới nạp chưa đủ hoặc nạp quá dung lượng đều làm giảm tuổi thọ ắc quy.


 xedapdien06.jpg


Người mua thường chỉ chú ý đến kiểu dáng mà ít chú ý tới các đặc tính kỹ thuật của xe đạp điện


Thường nhà sản xuất  để tốc độ xe cao hơn 30 km/h dẫn tới khi người tiêu dùng chạy ở tốc độ cao ắc quy phải làm việc ở chế độ Max dòng lớn làm giảm tuổi thọ của ắc quy.

 

Loại xe dùng 2 hoặc 3 bình với  động cơ 250w điện áp thấp còn có thêm nhược điểm là khi sạc, dòng phải lớn làm cho ắc quy bị nóng và sunfat nhanh dẫn tới giảm tuổi thọ ắc quy. 
 
Khi mua xe đạp điện, người tiêu dùng nên cân nhắc những điểm sau: Tuổi thọ của bình ắc quy; Hệ thống an toàn gồm thắng xe, độ giảm xóc, ổn định; Xe phải dễ điều khiển vì nếu bố trí bình ắc quy lệch trọng tâm làm xe tròng trành khó điều khiển, và nhanh hỏng; Nên mua loại xe tốc độ tối đa của xe từ 25km-30km là hợp lý. Tốc độ lớn hơn vừa không an toàn và ắc quy nhanh hư.

 

Nguyễn Trí