Tuesday, 19/11/2024 | 11:43 GMT+7
Tất cả chúng ta đều biết việc tái chế là cần thiết để giảm bớt lượng rác thải và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên việc làm này có đem lại hiệu quả tiết kiệm năng lượng không? Tôi có thể trả lời là có vì chế tạo hàng hóa từ nguyên liệu tái chế sử dụng ít năng lượng hơn là từ nguyên liệu thô. Mà vấn đề chính chúng ta muốn nói ở đây là việc tái chế giấy.
Ví dụ để tái chế một lượng giấy từ bìa cứng hoặc giấy thải việc đầu tiên là ta sẽ bớt đi được một số công đoạn như cắt, chặt, băm. Công việc tái chế giấy sẽ giúp chúng ta cắt giảm một nửa năng lượng sử dụng.
Ngoài ra tái chế còn mang lại cho chúng ta nguồn lợi về kinh tế. Theo tính toán, một tấn giấy tái chế tiết kiệm được 32m3 nước, tiết kiệm được 4.200 kWh năng lượng điện (đủ dùng cho một hộ gia đình có bốn người trong một năm).
Để sản xuất một tấn bột giấy cần đến 5m3 gỗ và 100m3 nước. Vì vậy, tái chế giấy sẽ góp phần bảo vệ lâu dài tài nguyên rừng và nước. Giấy có thể tái chế tới sáu lần trước khi chôn lấp hoặc đốt bỏ nên mang lại lợi ích kinh tế rất lớn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Khi công nghệ sản xuất giấy tái chế được cải tiến và hoàn thiện, lợi ích kinh tế do việc tái chế giấy mang lại sẽ ngày càng tăng.
Tuy nhiên tại Việt Nam việc tái chế giấy từ giấy thải chỉ đạt 25%, thua xa so với các nước như Mỹ 87%, Nhật Bản 74%, Hàn Quốc 67%, Thái Lan 65%, Malayxia 61%,... Trong khi đó chúng ta lại phải nhập một lượng khổng lồ giấy tái chế, giấy phế liệu từ nước ngoài vào.
Các doanh nghiếp Việt
Để khắc phục hiện trang này các cấp các nghành cần quan tâm hơn và đặc biệt việc sản xuất giấy và tái chế giấy thải cần phải có những quy định và chuyển hóa thành luật cụ thể. Như là quy định về độ trắng của giấy, hạn chế lượng giấy sản xuất ra từ bột nguyên thủy, một số lượng mặt hàng giấy phải có lượng bột tái chế cụ thể. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới.
Thuý Hằng