Tuesday, 21/01/2025 | 01:52 GMT+7

Tiết kiệm điện là điều bắt buộc

16/06/2010

Tiết kiệm năng lượng có thể trở thành điểm mấu chốt để doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Hiện nay ở nhiều nước châu Á, nhu cầu về điện tỷ lệ nghịch với khả năng cung cấp nguồn điện do các hồ thủy điện cạn nước nên các nhà máy chưa phát huy hết công suất. Vì thế, đòi hỏi tiết kiệm điện là một điều bắt buộc.

Hiện nay ở nhiều nước châu Á, nhu cầu về điện tỷ lệ nghịch với khả năng cung cấp nguồn điện do các hồ thủy điện cạn nước nên các nhà máy chưa phát huy hết công suất. Vì thế, đòi hỏi tiết kiệm điện là một điều bắt buộc.


SM Prime Holdings - tập đoàn quản lý 36 khu mua sắm tại Philippines và 3 khu mua sắm ở 3 thành phố của Trung Quốc- cho biết, việc phải tiêu tốn năng lượng để làm mát 4,9 triệu m2 diện tích sàn đã buộc SM phải tính tới vấn đề tiết kiệm năng lượng từ năm 1998. 


 15.jpg


Mô hình tòa nhà tự cung cấp năng lượng  tại TP Masdar của Các Tiểu vương quốc A- rập Thống nhất


SM đã chi hơn 6 triệu USD để thay thế các thiết bị cũ tiêu tốn năng lượng. Các bộ điều chỉnh thông minh dùng trong điều hòa không khí đã cho phép SM tiết kiệm hơn 50 triệu kWh/năm. Tập đoàn cũng đã áp dụng nhiều biện pháp như thay thế bóng đèn sợi đốt cũ bằng bóng compact, mở cửa sổ ở mái nhà. So với năm 2007, SM đã tiết kiệm khoảng 18.584 MWh điện trong năm 2008, tương đương với việc giảm 15.000 tấn CO2 thải vào môi trường.


William Beloe, người phụ trách Chương trình đầu tư cho năng lượng sạch của Tổ chức Tài chính quốc tế - IFC tại Manila (bộ phận đầu tư tài chính trong lĩnh vực tư của Ngân hàng Thế giới) cho biết:  IFC nhận thức rõ vai trò xúc tác của mình trong việc đầu tư cho lĩnh vực tiết kiệm điện thể hiện qua chiến lược hỗ trợ các nỗ lực giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.


Một trong những sáng kiến của IFC đưa ra là tập hợp các cơ sở phát điện nhỏ nằm ngoài lưới điện và do nhà nước tài trợ (Small power utility group) để chuyển những cơ sở này sang lĩnh vực tư.


IFC cũng đã nỗ lực làm cho các doanh nghiệp hiểu rằng tiết kiệm năng lượng có thể trở thành điểm mấu chốt để cắt giảm chi phí, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.


IFC đang tích cực làm việc với các ngân hàng các nước để tăng năng lực cho vay đối với các dự án năng lượng sạch. Trong khi IFC tài trợ cho các dự án lớn, với quy mô nhỏ nhất là 5 triệu USD, ngân hàng các nước sẽ tự quyết định sẽ hỗ trợ cho lĩnh vực năng lượng tái tạo hay các dự án tiết kiệm năng lượng.


Chỉ cần những khoản đầu tư không lớn lắm nhưng các biện pháp tiết kiệm năng lượng sẽ đóng góp vào việc giảm nhẹ những tác động của biến đổi khí hậu, làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp.


Thúy Hằng (St)