Saturday, 04/05/2024 | 19:30 GMT+7

Hợp tác năng lượng giữa châu Âu và Trung Quốc

10/09/2010

Phát triển ngành năng lượng sạch thời kỳ hậu khủng hoảng, cần quan sát ở góc độ vĩ mô quá trình tái thiết lập trật tự kinh tế thế giới và sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc.

Châu Âu là nơi đầu tiên cổ súy và luôn dẫn đầu thế giới về phát triển mô hình kinh tế ít carbon, hay còn gọi là nền kinh tế xanh. Hiện nay, kinh tế ít carbon đã được đưa vào chiến lược phát triển hướng tới tương lai của EU.

 

Tháng 3 năm 2009, EU tuyên bố bỏ ra 105 tỷ Euro đầu tư cho “kinh tế xanh”, tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo duy trì vị trí số 1 thế giới trong lĩnh vực sản xuất ít carbon. Tháng 10 năm 2009, Ủy ban châu Âu kiến nghị EU trong vòng 10 năm, tăng đầu tư lên 50 tỷ Euro để phát triển “công nghệ ít carbon”.


 china_wind_turbine_z.jpg


Không những thế, Ủy ban châu Âu còn liên kết với giới doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu, vạch ra đường lối phát triển “công nghệ xanh” của EU, đặc biệt ứng dụng trong các lĩnh vực tiềm năng như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học, CO2.

 

Tháng 3 năm 2010, lần đầu tiên Liên minh châu Âu EU công bố bản thảo “Chiến lược châu Âu 2020”. Trong đó nêu rõ, EU và các nước thành viên sẽ đầu tư quy mô lớn vào lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, giảm lượng chất thải, phát triển năng lượng sạch, phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, nhằm đưa ngành sản xuất ít carbon trở thành trụ cột của kinh tế trong tương lai.

 

Về phương diện phát triển kinh tế ít carbon, EU và Trung Quốc đã có được không gian hợp tác rộng rãi. Số liệu thống kê cho thấy, tiêu thụ năng lượng của 2 nền kinh tế này chiếm 30% tổng mức tiêu thụ toàn thế giới, lượng chất thải gây ra hiệu ứng nhà kính cũng chiếm 30% lượng chất thải toàn cầu.


 Wen_Barroso.jpg


Trung Quốc và EU có quan hệ phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau về sử dụng năng lượng và an toàn khí hậu. Lợi ích chung cũng khiến cho không gian hợp tác trong lĩnh vực sản xuất ít carbon của 2 nền kinh tế này được mở rộng. Theo dự báo của Bộ thương mại châu Âu, quy mô thị trường năng lượng sạch tại Trung Quốc tính đến năm 2020 sẽ đạt 555 tỷ USD, là thị trường năng lượng sạch lớn nhất thế giới. Trong khi châu Âu lại đứng đầu thế giới cả về trình độ khoa học kỹ thuật cũng như nghiên cứu phát triển năng lượng sạch.

 

Nếu xét trên phạm vi toàn cầu, châu Âu không những dẫn đầu thế giới về công nghệ ít carbon, châu Âu còn thiết lập rất nhiều cơ chế độc đáo giúp phát triển công nghệ này. Hiện, mô hình phát triển ngành sản xuất ít carbon của châu Âu đã trở thành hình mẫu cho cả thế giới. Như hệ thống xả thải chẳng hạn, phạm vi ứng dụng của hệ thống này hiện đã chiếm 30% đến 50% ngành công nghiệp và năng lượng của châu Âu.

 

Hoàng Anh (theo renewableenergyworld.com)

Chỉ thị 20 Cẩm nang tiết kiệm điện