-
Năng lượng tiết kiệm 51,49 TOE/năm, tương đương chi phí tiết kiệm 781 triệu đồng/năm, giảm phát thải 185,2 tấn CO2/năm… là những hiệu quả tiết kiệm năng lượng (TKNL) đáng ghi nhận trên con đường phát triển công trình xanh của tòa nhà Deaha Business Center Hà Nội.
-
Hiện nay, khi xây dựng các tòa cao ốc, chung cư, nhiều chủ đầu tư đã chủ động kết hợp thiết kế xây dựng và kiến trúc nhằm tiết kiệm năng lượng, tạo ra những công trình xanh, thân thiện với môi trường.
-
Sử dụng năng lượng hiệu quả tại các công trình đang là vấn đề nóng được quan tâm trong những năm trở lại đây nhất là trong điều kiện nguồn điện cung cấp bị thiếu hụt và giá điện liên tục tăng cao.
-
Tình trạng thiếu hụt năng lượng là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế – xã hội.
-
Ngày 15.6, công trình xanh đạt chứng chỉ LEED đầu tiên tại trung tâm TP.HCM đã được giới thiệu tại hội thảo Kiến trúc xanh lần thứ 2 -2013
-
Bộ Xây dựng và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) đã ký kết thỏa thuận hợp tác về thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả và phát triển công trình xanh tại Việt Nam.
-
Sử dụng hiệu quả năng lượng trong các công trình xây dựng đang là vấn đề được xã hội quan tâm, nhất là khi giá điện ngày một tăng cao và lượng điện đang bị thiếu hụt.
-
Chiều 24/5, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng và Chương trình Tư vấn cải thiện môi trường đầu tư (IFC) của Nhóm Ngân hàng Thế giới đã ký Thỏa thuận hợp tác thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả trong các công trình xây dựng và phát triển công trình xanh tại Việt Nam
-
Sáng 16/4 tại Hà Nội, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức Hội thảo về công trình xanh.
-
Mức tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam chiếm từ 22,4% đến 30% tổng mức tiêu thụ năng lượng quốc gia.
-
Ngày 23-3, hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất 2013, hệ thống Siêu thị Big C đã khai trương Đại siêu thị Big C Dĩ An và Trung tâm Thương mại (TTTM) Green Square - công trình xanh tiết kiệm 30% năng lượng so với TTTM thông thường.
-
Tập đoàn Siemens vừa khánh thành trung tâm đầu tiên về phát triển đô thị bền vững tại thành phố Luân Đôn. Điểm nhấn của công trình Crystal là khu triển lãm lớn nhất thế giới về chủ đề phát triển đô thị bền vững.
-
Trong tình trạng năng lượng đang bị thiếu hụt nghiêm trọng và lâu dài như ở Việt Nam, công trính xanh có thể giúp bảo tồn nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên.
-
Khi xây dựng theo hướng “công trình xanh”, ước tính chi phí đầu tư sẽ cao hơn công trình bình thường khoảng 15% đến 30%. Song sau đó chi phí vận hành sử dụng sẽ giảm rất nhiều do tiết kiệm năng lượng (có thể tiết kiệm đến 20% năng lượng so với thông thường), quan trọng hơn là sử dụng công trình xây dựng “xanh” sẽ giúp nâng cao sức khỏe, tăng năng suất lao động…
-
Theo tính toán của các chuyên gia hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC), một cao ốc nếu được thiết kế hợp lý thì không chỉ tiết kiệm được 30% điện năng tiêu thụ, 30% - 50% lượng nước sử dụng của tòa nhà mà còn giảm được 35% khí thải CO2 và giảm được 50% - 90% các loại rác thải khác.
-
Ở Thụy Sĩ, công trình xanh đã giúp tiết kiệm được 3/4 điện năng, giảm lượng tiêu hao điện năng/m² xây dựng xuống còn 25% (so với công trình bình thường) và ở nước ta cũng rất cần có những chính sách khuyến khích “công trình xanh”, “kiến trúc xanh” phát triển. Tiến tới cấp chứng nhận xanh cho các công trình đạt chuẩn và coi đó là tiêu chuẩn để bán hàng.
-
Nằm trong khuôn khổ triển lãm bất động sản quốc tế Vietreal diễn ra tại Trung tâm triển lãm TP.HCM ngày 09.12 “Hội thảo ứng dụng công nghệ phần mềm trong thiết kế công trình tiết kiệm năng lượng” đã nêu bật ý nghĩa của những công trình xanh trong giai đoạn khủng hoảng năng lượng hiện nay.
-
Toà nhà sở Khoa học và công nghệ TP.HCM sẽ xây dựng theo mô hình công trình xanh. Theo đó, ưu điểm của việc xây dựng các cao ốc theo chuẩn Lotus là ứng dụng giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm tiết giảm tối đa chi phí hoạt động của các doanh nghiệp. Trung bình các công trình xanh sẽ tiết kiệm được 30% năng lượng sử dụng, giảm 35% lượng khí thải carbon, tiết kiệm từ 30 – 50% lượng nước sử dụng và từ 50% – 90% chi phí xử lý chất thải.
-
Bộ Xây dựng đã ban hành quy chuẩn xây dựng các tòa nhà, trong đó phải tăng cường các giải pháp kỹ thuật để sử dụng hiệu quả năng lượng. Thế nhưng việc ứng dựng các giải pháp kỹ thuật vào các công trình xây dựng trên thực tế còn hạn chế. Nguyên nhân là do chi phí đầu tư cao, chủ đầu tư chưa thấy hết lợi ích lâu dài của việc tiết kiệm năng lượng, thêm vào đó là các quy định vẫn chưa có các biện pháp chế tài nên các “công trình xanh”, “tòa nhà tiết kiệm năng lượng” còn rất ít, chủ yếu là xuất hiện dưới các công trình đơn lẻ.
-
Ông Huỳnh Kim Tước - GĐ Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM (ECC) - cho rằng: "Nếu các công trình toà nhà, cao ốc tuân thủ quy định về thiết kế tiết kiệm năng lượng (TKNL) do Bộ Xây dựng ban hành thì đã có thể tiết kiệm được 20% năng lượng tiêu hao".