-
Về cơ bản, một chiếc pin lớn sẽ thu năng lượng động học sản sinh ra lúc hãm phanh, và sau đó, năng lượng này sẽ được chuyển đến trung tâm giao thông phía Đông Nam Pennsylvania để sử dụng hoặc hoà vào lưới điện. Điều này khá phổ biến đối với hệ thống hãm phanh tái sinh được sử dụng ở ô tô chạy cả bằng xăng và điện và xe chạy điện nhưng hiếm khi được sử dụng ở tàu mặc dù tàu có tiềm năng lớn.
-
Ông Hoàng Văn Phi, trưởng nhóm kiểm toán năng lượng, Trung tâm thí nghiệm điện cho biết “Sau khi khảo sát, đo và phân tích dữ liệu đơn vị kiểm toán năng lượng đã tìm ra 5 giải pháp tiết kiệm cho công ty bao gồm cả giải pháp có thể thực hiện ngay do chi phí thấp và những giải pháp đòi hỏi mức đầu tư lớn. Tiềm năng tiết kiệm của các giải pháp là trên 5 nghìn Kwh/năm và khoảng 630 tấn nhiên liệu tương đương với trị giá thành tiền xấp xỉ 5 tỷ đồng với mức thời gian hoàn vốn trên 1 năm”.
-
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các cơ quan liên quan hoàn thiện, trình dự thảo Quy hoạch khai thác tiềm năng thủy điện tại Lào, Campuchia.
-
Thông qua kiểm toán năng lượng nhiều doanh nghiệp tại Cần Thơ đã khai thác được nhiều tiềm năng tiết kiệm năng lượng.Trung tâm TKNL Cần Thơ cho biết, sau 6 tháng triển khai thực hiện các dự án và các chương trình TKNL, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã có sự thay đổi về nhận thức và tích cực tham gia thực hiện các biện pháp nhằm TKNL. Từ đầu năm đến nay, TP Cần Thơ đã tiết kiệm được một lượng điện năng trên 9,5 triệu Kwh.
-
Được sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đầu năm 2010 Công ty CP Tiến Thành đã được lựa chọn thực hiện kiểm toán năng lượng. Kết quả cho thấy, tiềm năng giảm chi phí năng lượng tại đây là khá lớn. Thông qua 11 giải pháp mà nhóm kiểm toán năng lượng thuộc Trung tâm thí nghiệm điện đề xuất, dự tính doanh nghiệp có thể tiết kiệm trên 1 tỷ đồng/năm với mức đầu tư chỉ khoảng 750 triệu đồng. Như vậy, nếu mạnh dạn đầu tư chỉ sau hơn 7 tháng doanh nghiệp đã có thể thu hồi vốn, đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn rõ rệt.
-
Qua phân tích từ đơn vị thực hiện kiểm toán năng lượng, biện pháp giảm tổn thất nhiệt ở khu vực lò nung bằng cách thay lớp gạch vỏ lò mức chi phí cũng cần tới trên 130 triệu đồng, sau gần 2 năm doanh nghiệp có thể thu hồi số vốn ban đầu.Ước tính tiềm năng tiết kiệm năng lượng khi lắp 1 thiết bị Powerboss PBI 280 cho động cơ cán thô và 1 thiết bị Powerboss PBI 220 cho động cơ cán tinh là khoảng 25% tổng điện năng tiêu thụ tương đương trên 155 nghìn Kwh/năm tức trị giá khoảng 160 triệu đồng. Với giải pháp này doanh nghiệp phải đầu tư trên 283 triệu đồng.
-
Một công ty còn tương đối trẻ trong lĩnh vực bãi đỗ xe năng lượng mặt trời này là EEPro, một chi nhánh của EEPro GmbH, bắt đầu hoạt động ở Bắc California từ năm ngoái. Sản phẩm chính của công ty này bao gồm các sản phẩm về quang điện lắp đặt trên các khung thép, với sự hỗ trợ cho năng lượng tái chế từ Tổ chức công đoàn ngành thép và các tổ chức lao động khác, những tổ chức nhận thấy tiềm năng tạo công ăn việc làm của nền công nghiệp năng lượng sạch.
-
Điện gió hiện nay được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Cho đến thời điểm này, tỉnh Bình Thuận là địa phương có dự án (DA) điện gió nhiều nhất cả nước với 12 DA. Trong đó, 4 DA đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; 5 DA đã hoàn thành báo cáo đầu tư; số còn lại đang được khảo sát và lập báo cáo đầu tư. Tại đảo Phú Quý, nơi cách bờ biển Phan Thiết 58 hải lý cũng có một DA điện gió. Theo Sở Công thương tỉnh Bình Thuận, Công ty điện lực dầu khí VN hiện đang khảo sát địa điểm tại hai xã Ngũ Phụng và Long Hải để đặt 3 trụ tua-bin. Toàn bộ DA có tổng vốn đầu tư 352,48 tỉ đồng. Nếu DA hoàn thành sẽ cung cấp sản lượng điện hơn 25 triệu kWh/năm, đáp ứng cơ bản nguồn năng lượng cho đảo Phú Quý.
-
Bộ trưởng Năng lượng ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia thống nhất, đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác kết nối lưới điện 3 nước Việt Nam – Lào - Campuchia, đặc biệt là dự án liên kết mức 230kV và 500 kV.Thời gian tới, các bộ trưởng thống nhất, đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác kết nối lưới điện 3 nước Việt Nam – Lào - Campuchia, đặc biệt là dự án liên kết mức 230kV và 500 kV. Nhận thức tính phức tạp và tiềm năng lớn của dự án 500kV, các bộ trưởng thỏa thuận thêm “sẽ thành lập càng sớm càng tốt Nhóm công tác chung nghiên cứu vấn đề này”.
-
Trên cơ sở phân tích số liệu của 151 trạm khí tượng thuỷ văn trên toàn quốc, cơ sở bản đồ gió của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2001, và các số liệu các trạm đo gió từ năm 1998 đến năm 2009, tiềm năng gió trên đất liền và vùng ven biển hải đảo của Việt Nam đạt khoảng 713.000MW. Trong khi đó, tống công suất của các nhà máy điện trên toàn quốc tới hết năm 2009 mới là 19.378MW.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050)
-
Phần lớn năng lượng sử dụng tại Syria hiện nay dựa vào các nhà máy địa nhiệt. Từ trước đến nay, những nhà máy này sử dụng dầu nặng, nhưng gần đây khí tự nhiên đã được sử dụng nhiều hơn, cả 2 loại nhiên liệu chiếm tới hơn 90% lượng điện năng được sản sinh.
-
Dự án "Biến chất thải thành nguồn năng lượng sạch thông qua sử dụng công nghệ khí sinh học" của Việt Nam, gọi tắt là dự án Biogas đã được trao giải thưởng Ashden Năng lượng bền vững năm 2010 với tổng số tiền 20.000 bảng Anh.
-
Bằng cách sử dụng một lực nén siêu lớn, các nhà nghiên cứu từ đại học Washinton (WSU) đã tạo ra một vật liệu nhỏ gọn có khả năng lưu trữ rất nhiều năng lượng mà chúng ta chưa từng thấy trước đây. Nhóm nghiên cứu cho biết, tiềm năng của vật liệu là tạo ra một nguồn nhiên liệu mới, thiết bị lưu trữ năng lượng, vật liệu siêu oxi hóa có thể phá hủy các tác nhân hóa sinh học và chất siêu dẫn chịu nhiệt cao.
-
Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2007-2010” mục tiêu là tiết kiệm trên 1500 TOE, thực hiện được ít nhất 35 dự án TKNL, giảm phát thải khoảng 14,6 nghìn tấn khí CO2. Kiểm toán năng lượng tại 9 đơn doanh nghiệp cho thấy tiềm năng tiết kiệm lên tới 2,1 tỷ đồng mỗi năm.
-
Không thể phủ nhận phong điện (điện từ năng lượng gió) là lĩnh vực đầu tư tiềm năng trước thực trạng thiếu điện của Việt Nam thời gian qua. Trong khi Việt Nam mới xác định đây là “chiếu manh” sau khi đã nhận ra mình “buồn ngủ” thì phong điện đã phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới trong suốt gần một thập kỷ qua, với mức tăng trưởng giai đoạn 2000 - 2010 là 29%, theo đánh giá của Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu.
-
Trên 21 tỷ Kwh điện phục vụ chiếu sáng mỗi năm đó là số liệu dựa trên thực tế tiêu thụ điện năng cho lĩnh vực chiếu sáng của Việt Nam được TS Vũ Minh Mão, Chủ tịch Hội chiếu sáng Việt Nam công bố sáng nay tại Hội thảo “Chiếu sáng hiệu quả, tiết kiệm điện năng” diễn ra tại TP Hạ Long, Quảng Ninh. Điện năng tiêu thụ cho lĩnh vực chiếu sáng của nước ta chiếm khoảng 25% tổng điện năng thương phẩm tương đương 21,035 tỷ Kwh/năm. Tiềm năng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực chiếu sáng của nước ta là rất khả quan. Ước tính, mỗi năm chúng ta có thể tiết kiệm 6,31 tỷ Kwh.
-
Trong bối cảnh thiếu điện như hiện nay, câu hỏi đặt ra là, tại sao không khai thác nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) từ mặt trời và gió ở từng hộ gia đình tại VN? Tiềm năng về năng lượng gió tại VN, theo ước tính mới nhất của Ngân hàng Thế giới, có khoảng 513.360MW (1 MW = 1.000 kW), tương đương với 200 lần công suất của thủy điện Sơn La - nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.
-
Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo thuộc cơ quan năng lượng Hoa Kì (NREL) vừa qua đã phát triển một quy trình điều hòa không khí mới với tiềm năng sử dụng ít năng lượng hơn so với các hệ thống hiện tại và đặc biệt giảm bớt tác động nóng lên toàn cầu.
-
Nhiệt điện sản xuất từ trấu là một hướng khai thác mới của nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển. Trấu được đánh giá là nguồn nguyên liệu giá thành rẻ, giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo, bảo vệ môi trường. Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển nhiệt điện từ trấu