-
Ngày 12/5 tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Buổi họp lần thứ nhất giai đoạn II của Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG). Nội dung nhằm thảo luận các chính sách cập nhật, từ đó thống nhất chủ đề trọng tâm, nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia chuyên trách và hoạch hoạt động năm 2022.
-
Trong bối cảnh giá xăng, dầu thế giới biến động mạnh trong thời gian qua, việc triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng xăng, dầu có ý nghĩa lớn về hiệu quả kinh tế. Bởi vậy, nhiều chuyên gia cho rằng doanh nghiệp Việt Nam "không chịu" lớn mạnh là có lỗi với chính bản thân mình.
-
Ngày 4/3/2022, trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2020-2025 (Chương trình DEPP3), đoàn chuyên gia Đan Mạch đã làm việc với Công ty Điện lực (PC) Đắk Lắk nhằm chia sẻ một số kinh nghiệm trong quản lý vận hành nguồn năng lượng tái tạo.
-
Với tiềm năng sản xuất năng lượng sinh khối đa dạng, theo các chuyên gia, Việt Nam cần đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa nguồn năng lượng sạch này trong tương lai.
-
Để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo (NLTT), các chuyên gia cho rằng, cần có một lộ trình rõ ràng hơn đối với việc cắt giảm các nguồn năng lượng hóa thạch và nhanh chóng tháo gỡ các rào cản để thúc đẩy đầu tư phát triển nguồn NLTT một cách hiệu quả, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của nước ta.
-
Theo các chuyên gia, việc kết hợp sản xuất nông nghiệp với điện mặt trời không chỉ giúp tăng giá trị sử dụng đất mà còn tạo cơ hội cho người nông dân có thêm thu nhập, tiếp cận được nguồn năng lượng sạch và bền vững, từ đó góp phần bảo vệ môi trường.
-
Theo các chuyên gia, sử dụng năng lượng trong công trình xây dựng là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính (GHG) chủ yếu tại các thành phố, chính vì vậy, chìa khóa để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu chính là các công trình xây dựng. Để thực hiện được, cần phải triển khai hệ thống đo lường và thẩm định hiệu quả năng lượng của công trình xây dựng tại Việt Nam.
-
Khách tham dự sẽ được nghe trình bày về các giải pháp năng lượng mặt trời thông minh và hạ tầng xanh thông minh. Đồng thời được các chuyên gia từ SolarBK, doanh nghiệp đã triển khai chia sẻ kinh nghiệm thực tế qua quá trình thực hiện.
-
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia chi phí năng lượng cho ngành sản xuất công nghiệp chiếm hơn 60% giá thành sản phẩm. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp đang sử dụng máy, móc thiết bị lạc hậu không hiệu quả về tiết kiệm năng lượng.
-
Do dịch Covid-19, nhiều người thay vì đến cơ quan đã lựa chọn phương án làm việc tại nhà, các chuyên gia gợi ý một số giải pháp thiết thực, hiệu quả có thể tham khảo giúp người dùng tiết kiệm điện khi làm việc tại nhà.
-
Trước nỗi lo của rất nhiều gia đình khi hóa đơn tiền điện tăng cao, Hà Nội Ngày nay đã ghi lại ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, kỹ sư điện xoay quanh giải pháp để sử dụng điện tiết kiệm.
-
PGS.TS. Nguyễn Việt Dũng, Viện trưởng Viện KHCN Nhiệt - Lạnh trả lời những thắc mắc về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả mùa nóng.
-
Trong những tháng nóng cao điểm, hóa đơn tiền điện cũng sẽ nóng như nhiệt độ ngoài trời. Hãy xem và bỏ túi vài lưu ý trong video để tiết kiệm điện đúng cách, giúp hạ nhiệt cho hóa đơn tiền điện của gia đình. Nguồn video: Truyền hình Công Thương
-
Để tránh tiền điện tăng đột biến, các trung tâm điện lực khuyến cáo, người dân cần giảm bớt sử dụng điện trong giờ cao điểm cũng như thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm điện.
-
Các chuyên gia từ Bộ Công Thương, EVN, EVNNPC, Đại học Bách Khoa đang tư vấn về cách sử dụng điện tiết kiệm, cách ước tính hóa đơn khi vào mùa nóng...
Nguồn: VnExpress
-
Các chuyên gia khuyến cáo gia đình nên chọn thiết bị có dán nhãn năng lượng, lắp đặt và vận hành đúng cách, tránh giờ cao điểm... để tiết kiệm điện.
-
Theo tính toán của chuyên gia kỹ thuật điện, trong những lúc thời tiết nắng nóng kéo dài, điện năng tiêu thụ của riêng điều hòa nhiệt độ trong gia đình có thể chiếm tới 60-65% tổng số lượng điện năng tiêu thụ của gia đình.
-
Dự án Calculator 2050 triển khai hoạt động tập huấn đào tạo chuyên sâu cho các đối tượng quan tâm là các cán bộ quản lý phát thải khí nhà kính, năng lượng của các Bộ ngành; các giảng viên đại học, các chuyên gia của Viện nghiên cứu, Trung tâm... để các chuyên gia có thể làm chủ được công cụ Calculator 2050 để phục vụ các mục đích hỗ trợ hoạch định chính sách hoặc giảng dạy.
-
Khóa tập huấn về Calculator 2050 do các giảng viên chuyên gia của Bộ Năng lượng và Biến đổi khí hậu Vương quốc Anh trực tiếp chuyển giao. Mục tiêu của khóa tập huấn là nhằm giới thiệu về Calculator 2050, cấu trúc của công cụ tính toán, hướng dẫn sử dụng và một số điều chỉnh cần thiết để công cụ này phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
-
Ngày 9/1/2015, tại trụ sở Cục ATMT, Trong khuôn khổ triển khai Dự án Calculator 2050 pha 2, phối hợp với Chuyên gia Bộ Năng lượng và biến đổi khí hậu vương quốc Anh, Cục ATMT tổ chức Hội thảo tập huấn xây dựng mô đun Chi phí (Cost Module) trong công cụ Việt Nam Calculator 2050.