-
Các nhà khoa học thuộc viện Hóa học, viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã sản xuất thành công nhiên liệu sinh học từ dầu thực vật thải.Cũng theo nhóm nghiên cứu, bên cạnh việc biến dầu thực vật thải thành nhiên liệu sinh học phục vụ đời sống con người, đề tài còn tối ưu hóa nguồn nguyên liệu xúc tác bằng cách sử dụng nguồn silic được chiết tách từ trấu, một loại sản phẩm nông nghiệp rẻ tiền, sẵn có ở Việt Nam.
-
Dự báo, năm 2011 và những năm tiếp theo, tình hình cung ứng điện sẽ tiếp tục gặp khó khăn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, ý thức TKĐ, trình độ công nghệ trong sản xuất của nhiều doanh nghiệp còn thấp khiến cho nguồn điện đã thiếu nhưng hiệu quả sử dụng chưa triệt để. Năm 2011, cả nước sẽ thiếu khoảng 3,8 tỷ kWh điện. Tại Khánh Hòa, so với dự báo phát triển phụ tải trên địa bàn toàn tỉnh, sản lượng điện được phân bổ từ tháng 2 đến tháng 6-2011 chỉ đáp ứng 93 - 95% nhu cầu.
-
Tỉnh Long An đã lên kế hoạch cung cấp điện vào mùa khô 2011 trên địa bàn cho tất cả các khách hàng tiêu thụ điện phục vụ sản xuất, kinh doanh có trạm biến áp riêng, có sản lượng điện năng tiêu thụ bình quân trên 10.000 kWh/tháng. Đây là chương trình thực hiện theo kế hoạch phân bổ điện năng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
-
Các nhà khoa học phát hiện thấy rằng tre, xơ dừa và vỏ quả sầu riêng có thể được biến thành các dạng carbon hoạt hóa dùng để chế tạo pin điện, được gọi là các "tụ điện có chất lượng siêu hạng."
-
Theo bộ trưởng Môi trường Pháp Nathalie Kosciusko-Morizet, năm ngoái, số lượng nhập khẩu pin mặt trời của Pháp tăng gấp đôi. Đó là do các nhà phát triển ở nước này đã nhập vào số lượng lớn pin mặt trời từ các nhà sản xuất nước ngoài và gần như phụ thuộc vào họ. Các số liệu của hải quan Pháp cho thấy thâm hụt về hoạt động nhập khẩu pin mặt trời đã tăng từ 800 triệu euro năm 2008 tới 1.5 tỉ euro năm 2010.
-
Các nhà khoa học tại Đại học Illinois đã tạo ra một bước đột phá đáng chú ý khi xác định được hàng tá enzyme vi khuẩn mà con người chưa biết tới trong khoang tiêu hóa cỏ cơ bản của bò. Những enzyme này đã giúp biến đổi switch-grass (một loại cỏ giống cỏ may ở Việt Nam), một nguồn năng lượng cho nhiên liệu sinh học tái tạo.
-
Loại pin này sử dụng tế bào nhiên liệu sạch tiên tiến cho hiệu quả chuyển hóa hydro thành điện năng cao. PowerTrekk có thích thước nhỏ gọn có thể bỏ túi với vỏ bọc không thấm nước có thể chịu được va đập mạnh. Giải pháp pin di động mà nhà sản xuất đưa ra đó là hai trong một. Ngoài khả năng tạo điện tức thời PowerTrekk vẫn được tích hợp thêm một pin thông thường cho phép hoạt động độc lập hoặc đóng vai trò là pin tích điện.
-
Hiện Brazil là nước sản xuất ethanol lớn thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ), đồng thời là nhà xuất khẩu nhiên liệu sinh học lớn nhất thế giới. Tháng trước, Ủy ban châu Âu (EC) đã "bật đèn xanh" cho việc thành lập liên doanh có trụ sở đặt tại Brazil này./.
-
Hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm thành công nhiên liệu sinh học ở nhiều máy bay và tàu chiến. Ông Mabus nói rằng thay vì phải mất tiền mua những thiết bị mới chạy bằng năng lượng tái tạo, Hải quân Mỹ đã tìm ra loại nhiên liệu sinh học phù hợp với các phương tiện hiện có. “Chúng tôi đã kiểm nghiệm F – 18, trực thăng, tàu Riverine, và hiện giờ chúng tôi đang tiến hành kiểm nghiệm những tàu chiến khác. Và bởi chúng tôi hiện đã có gần đủ số máy bay, tàu thuyền cần thiết cho 10 năm tới, nên nếu có đặt ra mục tiêu sản xuất một nửa số năng lượng từ nguồn năng lượng không hóa thạch, thì chúng tôi sẽ tiến hành trên những thiết bị đang có”.
-
Ở Ý, nhiên liệu sinh học chủ yếu được sản xuất từ dầu cọ và dầu hạt nho, nhưng người ta cho rằng nhiên liệu nhập khẩu có thể có giá thành thấp hơn so với những sản phẩm này. Trong 9 tháng đầu năm 2010, Ý sản xuất 410,100 tấn diesel sinh học, con số này trong toàn năm 2009 là 795,118 tấn.
-
Trên cơ sở triển khai kiểm toán năng lượng thí điểm tại một số nhà máy nhiệt điện và lập danh sách theo dõi việc sử dụng điện của trên 2.700 khách hàng sản xuất trọng điểm sử dụng từ 3 triệu kWh/năm trở lên đã phát hiện những khâu lãng phí, thất thoát điện năng, nhờ đó xây dựng các giải pháp cụ thể. Nhờ vậy, EVN đã giảm tỷ lệ tổn thất điện năng trong 5 năm gần đây lên trên 2,1 tỷ kWh. Các dự án cụ thể mà EVN đang tiến hành chủ yếu hướng tới lĩnh vực sử dụng điện trong sinh hoạt và dịch vụ thương mại.
-
Theo dự báo mới nhất của Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp (IPSI), nhu cầu sắn khô cho sản xuất Ethanol lên tới 1,2 triệu tấn/năm. Đây là dự báo mới nhất về nhu cầu sắn lát khô cho sản xuất nhiên liệu cồn sinh học Ethanol từ nay đến năm 2015, dựa trên công suất thực tế của các nhà máy đang hoạt động và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2011.
-
So với thế giới, hiệu suất sử dụng năng lượng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam rất thấp: Trong các nhà máy điện đốt than, dầu chỉ đạt 28-32%, thấp hơn 10% so với các nước khác; hiệu suất của các lò hơi công nghiệp cũng chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới 20%. Bộ Công Thương dự báo, với tốc độ sử dụng điện lãng phí như hiện nay, ngay giai đoạn 2010-2020, VN đã trở thành nước nhập khẩu và phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Do vậy, nếu giá điện tăng lên và vận hành theo giá thị trường sẽ khiến người dân hạn chế sử dụng điện và buộc các doanh nghiệp phải đầu tư máy móc, công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng hơn.
-
Những “nhà máy” sản xuất điện mặt trời sẽ được xây dựng trên quỹ đạo của trái đất. Năng lượng điện sau khi được tạo ra sẽ được chuyển thành dạng vi sóng để truyền về trái đất thông qua các vệ tinh. Một hệ thống trên mặt đất sẽ chuyển những tín hiệu sóng này thành điện phục vụ sinh hoạt.
-
Tiết kiệm được tiền vì giá sản phẩm E5/B5 bao giờ cũng thấp hơn giá xăng; Sử dụng E5/B5 sẽ giảm lượng những khí thải độc hại, bảo vệ môi trường trong lành hơn; Dùng E5/B5, thúc đẩy cuộc sống của nông dân ở vùng sâu vùng xa ngày càng ổn định do có đầu mối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu sản xuất NLSH ổn định; Giúp tiết kiệm ngoại tệ và cải thiện cán cân thương mại do giảm chi phí nhập khẩu xăng dầu.
-
Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân cả nước trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011. Các nhà máy điện và hệ thống lưới truyền tải vận hành ổn định, sự cố lưới điện phân phối xảy ra không nhiều. Khi sự cố xảy ra, các Tổng công ty Điện lực đã khẩn trương xử lý, khôi phục cấp điện trong thời gian ngắn nhất. Đặc biệt về việc xả nước đợt 1 phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2010-2011, các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các trạm bơm được cung cấp điện liên tục, ổn định; ba hồ Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đã xả 1,37 tỷ m3 nước.
-
Trong vài năm trở lại đây, những đầu tư phát triển năng lượng sạch và công nghệ xanh của khu vực tư nhân và chính phủ Hàn Quốc đều tăng lên. Bộ Kinh tế Hàn Quốc đã hợp tác với một số hãng tư nhân để cải thiện công nghệ pin, pin quang điện, nhiên liệu sinh học và sản xuất năng lượng địa nhiệt. Trong năm 2011, chính phủ Hàn Quốc hi vọng sẽ bơm thêm 1 nghìn tỉ won (tương đương 900 triệu đôla Mỹ) vào lưới điện và nguồn năng lượng sạch thế hệ kế tiếp.
-
Ông Nelson Labrada, Phó Bộ trưởng Bộ Mía đường phát biểu: “ Dự án này sử dụng bã mía đường để tạo năng lượng, nhờ đó tránh được khó khăn về nguồn cung- vấn đề căn bản của các nguồn sinh khối khác. Bã mía đường là phần chất xơ còn lại sau khi nghiến mía. Ở Cuba, bã mía sẵn có ở các nhà máy đường và nhà máy sản xuất năng lượng từ bã mía có thể đáp ứng tới 40% nhu cầu năng lượng của đất nước hiện nay.”
-
Меguru là tên của một phương tiện giao thông mới, an toàn về mặt sinh thái do công ty Yodogawa Group của Nhật Bản sản xuất ra.Chiếc xe mới này là loại xe lôi chạy điện, ba bánh có khả năng chở được 3 người chạy trong thành phố với tốc độ khoảng 40 km/h.
-
Để giúp cây trồng, vật nuôi sinh trưởng tốt, đồng thời tiết kiệm điện năng, giảm chi phí sản xuất cho nông dân, bóng đèn compact chống ẩm đã được Công ty CP Bóng đèn Điện Quang nghiên cứu và chế tạo thành công, mở ra cơ hội mới cho sản xuất nông nghiệp.