-
Tỷ lệ tổn thất điện của Việt Nam vẫn ở mức hai chữ số, thuộc loại cao trên thế giới.
-
Tuyến đường nằm giữa Interstate 5 và US Route 2 tại Washington sẽ khởi công vào cuối năm nay, với nhiều chạm sạc điện.
-
Với chi phí lắp đặt ngày một giảm, năng lượng Mặt Trời ngày càng được ưa chuộng trên thế giới, trở nên phổ biến hơn và thậm chí còn hơn cả năng lượng gió nhờ khả năng dễ khai thác sản xuất.
-
Theo báo cáo “Làn gió mới: Tương lai năng lượng bền vững của Đông Á” được Ngân hàng Thế giới (WB), nếu tiếp tục phát triển ngành năng lượng theo hướng hiện tại, thì đến năm 2030 Việt Nam sẽ chuyển từ một nước xuất khẩu năng lượng sang nước nhập khẩu năng lượng.
-
Kinh nghiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả từ các nước trên thế giới hy vọng sẽ là bài học bổ ích cho Việt Nam.
-
Shell Eco-Marathon là giải đua xe với chiến thắng sẽ thuộc về chiếc xe nào chạy được quãng đường xa nhất với lượng nhiên liệu tiêu thụ ít nhất. Kỷ lục thế giới của giải đang thuộc về trường Polytech’ Nantes (Pháp) với 4.896,1 km/lít nhiên liệu.
-
Hiện tại, ĐHBK Hà Nội và Đà Nẵng cũng đã sản xuất và bán từ rất lâu các loại bếp năng lượng mặt trời và bếp hình Parabolic với giá thành rất thấp bằng 1/4 so với của nước ngoài, rất phù hợp cho dân nghèo các tỉnh miền Trung, miền Nam đầy nắng gió. Chúng ta có thể xem trên google với từ "solar cook" để thấy được các nước trên thế giới và châu Phi đã sản xuất và sử dụng bếp đơn giản và hiệu quả và tiết kiệm như thế nào.
-
Nhà máy năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới đã bắt đầu được khởi công xây dựng cuối tuần qua tại hạt Riverside, Nam California. Ước tính dự án này sẽ tạo ra 3.470 MW năng lượng, tương đương 6% nhu cầu năng lượng của California, đủ để cung cấp điện cho hơn 1,4 triệu hộ gia đình.
-
Nhằm cung cấp cho Việt Nam những giải pháp công nghệ mới tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, Trung tâm dịch vụ đối ngoại Sở ngoại vụ Hà Nội vừa giới thiệu ra mắtcông nghệ pin nước Blue Water Power (BWP) của Công ty Mishima Nhật Bản. BWP là công nghệ tiên tiến trên thế giới, lần đầu tiên được giới thiệu tại thị trường Việt Nam.
-
Nhà máy xử lý chất thải thành năng lượng RDF ở Malaysia - một trong sáu nhà máy WtE hàng đầu trên thế giới bắt đầu hoạt động từ giữa năm 2009, có thể xử lý 700 tấn rác thải/ ngày và có khả năng tạo ra 8 MW điện, trong đó 5,5 MW điện xuất dùng cho mạng lưới điện quốc gia.
Từ thành công này, chính phủ Malaysia tiếp tục cho thực hiện dự án xử lý 1.000 tấn rác thải rắn mỗi ngày ở Johar.
-
Hiện Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất các sản phẩm từ pin mặt trời, tất cả nhu cầu trong nước đều nhập khẩu chủ yếu từ Đức và Nhật, hai cường quốc đi đầu trên thế giới về công nghệ sản xuất và ứng dụng pin mặt trời. Xu hướng chuyển giao công nghệ, gia công và phân công sản xuất đang dịch chuyển dần việc gia công pin mặt trời từ các nước châu Âu, châu Mỹ sang khu vực châu Á. Mục tiêu chung các nước đặt ra là đóng góp từ 5 đến 15% năng lượng sạch vào cơ cấu năng lượng sơ cấp của họ. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển năng lượng mặt trời trên toàn thế giới.
-
Theo thống kê của BP, lượng tiêu thụ dầu chiếm 34% tổng số năng lượng sử dụng, đã tăng 3,1%. Than đá, đứng thứ hai, chiếm 30% tổng số năng lượng sử dụng, tăng mạnh tới 7,6%, hơn tất cả các thời kỳ khác tính từ năm 2003. Lượng tiêu thụ khí gas, chiếm 24% tổng số năng lượng sử dụng, tăng đến 7,4% là mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 1984.
-
Công ty BrightSource Energy tổ chức lễ động thổ dự án điện mặt trời Ivanpah công suất 392 MW, trị giá 1,7 tỉ USD. Theo dự kiến, công trình diện tích 3.500 acre (14 km2) này sẽ nâng sản lượng nhiệt điện mặt trời của Mỹ hiện nay lên gấp đôi.Mỗi nhà máy sẽ gồm một trường các gương phẳng lắp trên các cột riêng rẽ và cố định trực tiếp vào trong đất, thay vì sử dụng phương pháp san đất và đệm bê tông.
-
Nếu ngừng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân sẽ làm gia tăng nguy cơ phụ thuộc nguồn nhiên liệu hóa thạch và hậu quả là tăng lượng khí thải độc hại gây ra các hậu quả về môi trường, dẫn tới hiện tượng nóng lên toàn cầu. Việc phát triển năng lượng hạt nhân hiện là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi giữa các nước trên thế giới.
-
Fujisawa sẽ được xây dựng trên khu đất rộng 47 mẫu tại quận Kanagawa, với khoảng 1000 hộ gia đình. Nếu thành phố này đạt được những tiêu chuẩn về năng lượng như những nhà thiết kế kì vọng, nó có thể sẽ trở thành hình mẫu cho các thành phố sử dụng năng lượng hiệu quả tại Nhật và trên toàn thế giới.
-
Không phát thải CO2 và tiếng ồn, loại xe tải thu gom rác chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên trên thế giới đã bắt đầu xuất hiện ở Pháp. Xe tải chạy điện do Công ty Công nghiệp SITA của Pháp sản xuất, có hình dáng tương tự như các loại xe tải chạy bằng xăng dầu thông thường. Loại xe này sử dụng bộ sạc pin 5 dây và phát thải ít hơn 130 tấn CO2 mỗi năm so với loại xe tải thông thường.
-
Chính phủ Brazil sẽ cấp khoản tín dụng trị giá 22,1 tỷ USD trong giai đoạn 2011-2014 cho việc phát triển các dự án về nhiên liệu sinh học thông qua Ngân hàng nhà nước về phát triển kinh tế và xã hội (BNDES).Quốc gia Nam Mỹ này đứng đấu thế giới về sản xuất ethanol từ mía đường với sản lượng hàng năm lên đến 11 tỷ lít.
-
Trong báo cáo đầu tiên về năng lượng sạch toàn cầu, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định, thế giới đã đạt được thành công đầy ấn tượng trong việc phát triển công nghệ năng lượng sạch trên toàn cầu.IEA kêu gọi các chính phủ trợ giúp tích cực để triển khai mạnh mẽ các phương tiện vận tải chạy bằng điện hoặc vừa chạy bằng điện vừa chạy bằng nhiên liệu hoá thạch, với mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 20 triệu phương tiện này được đưa vào sử dụng.
-
Hiệp hội người sử dụng ô tô điện Na Uy, cho biết hiện có khoảng 4.000 chiếc ô tô điện lưu hành trên các đường phố Na Uy, chủ yếu là tại các thành phố lớn và Oslo là nơi có tỷ lệ ô tô điện tính theo đầu người cao hơn bất cứ thủ đô nào trên thế giới. Con số này có thể sẽ còn tăng cao khi ngày càng có nhiều mẫu xe điện mới. Từ những chiếc xe điện cỡ nhỏ được sản xuất trong nước như Buddy, tới những chiếc xe thể thao như Tesla, có thể tăng tốc từ 0 tới 100km/h trong vòng chưa đầy 4 giây, tất cả đều đã xuất hiện tại thủ đô của Na Uy.
-
Tại cuộc hội thảo bàn về tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tiết kiệm năng lượng do ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hôm qua, các chuyên gia đã nêu lên những vấn đề đáng để Việt Nam phải học tập. Ví dụ, trong giai đoạn 2005 – 2010, nhờ sử dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch, Trung Quốc đã tạo được thêm 445 triệu kWh năng lượng mới, trong đó, có 21,58% từ thuỷ điện và 0,86% từ điện nguyên tử; đã đóng cửa các nhà máy than cũ, quy mô nhỏ với tổng cộng 72,1 triệu KWh, xây dựng thêm nhiều nhà máy với năng suất cao và hiệu quả hơn từ các nhà máy cũ.