-
Báo cáo của OECD cho biết đã có một số dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới đang dần phát triển theo xu hướng "xanh hóa", ví dụ như ngày càng có nhiều các bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ năng lượng sạch. Trong tổng số các bằng sáng chế đó, 24% thuộc về ngành năng lượng tái tạo, 20% là bằng sáng chế cho các loại xe điện và xe hyblai (loại xe có động cơ chạy bằng xăng và điện) và 11% là các sáng chế trong việc tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà và các thiết bị chiếu sáng.
-
Hãng công nghệ Sinovel của Trung Quốc vừa giới thiệu turbine gió lớn nhất thế giới có thể sử dụng để thu phong năng ngoài khơi, trên bờ hoặc trong đất liền.Với những cánh quạt có đường kính 128m, turbine của hãng Sinovel có công suất lên tới 6MW, lớn hơn những loại turbine khác. Theo ông Tao, việc sản xuất loại turbine lớn trong nước sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phong năng ngoài khơi.
-
Ngày 31/5, tại Hà Nội, trong khuôn khổ ký kết Hiệp định tài trợ vay bổ sung giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) về mở rộng quy mô thực hiện dự án Truyền tải và Phân phối 2 (TD2) trị giá 180 triệu USD cho Tổng công ty Truyền tải Điện quốc gia (NPT).
-
Cuối quí I/2011, chúng tôi có dịp đến làm việc tại Trạm Tuy Phong thuộc Nhà máy Phong điện 1 (Bình Thuận). Từ xa, nhìn những trụ điện gió đang quay chẳng khác gì ảnh chụp ở những cánh đồng điện gió lớn trên thế giới. Từ những trụ điện chạy bằng sức gió ấy, bước đầu hàng triệu kWh điện đã hòa vào điện lưới quốc gia, góp phần tăng nguồn cung vốn đang khó khăn của ngành Điện.
-
Tòa nhà 2.500 m2 này nằm trong khuôn viên Trung tâm Nghiên cứu thay đổi khí hậu ở Icheon, gần thủ đô Seoul. Viện Nghiên cứu môi trường quốc gia (NIER) thuộc Bộ Môi trường Hàn Quốc hy vọng tòa nhà sẽ cắt giảm khoảng 100 tấn khí thải carbon và tiết kiệm khoảng 100.000 USD chi phí năng lượng mỗi năm.
-
Sau thảm họa tại nhà máy Fukushima (Nhật Bản), thủ tướng Đức, bà Angela Merkel tin rằng năng lượng hạt nhân sẽ không bao giờ lại có thể trở thành sự lựa chọn bền vững cho đất nước của bà. Hiện nay, bà Merkel đang dấn thân vào một kế hoạch tham vọng nhất thế giới, đó là cung cấp năng lượng cho một nền kinh tế công nghiệp hoàn toàn dựa vào các nguồn năng lượng tái tạo.
-
Hôm thứ ba vừa rồi, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc, ông Ban Ki-moon phát biểu rằng tai nạn của nhà máy điện nguyên tử Fukushima của Nhật Bản đã cho thấy tồn tại những lỗ hổng lớn trong hệ thống quốc tế để đối phó với vấn đề an toàn hạt nhân. Ông Ban cũng thông báo một cuộc họp quốc tế cấp cao về vấn đề này tại New York vào ngày 22/9 trong khuôn khổ cuộc họp của Đại Hội đồng Liên hiệp quốc.
-
Theo Đài Bắc Kinh, mẫu xe máy chạy bằng năng lượng mặt trời rẻ nhất thế giới đã ra mắt tại Pun của Ấn Độ với giá 578 USD. Mẫu xe máy này do kỹ sư Khan và các đồng sự nỗ lực thiết kế trong vòng ba tháng.
-
Ngày 16/5, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả đàm phán Hiệp định vay và các văn bản pháp lý liên quan cho Dự án “Thủy điện Trung Sơn” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB). Tổng mức đầu tư của dự án là 411,72 triệu USD.
-
Sáng nay, 17/5, tại Trung tâm thông tin và phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế giới đã diễn ra Hội thảo quốc tế qua cầu truyền hình với các điểm cầu Bắc Kinh, Thượng Hải, Mông Cổ, Malaysia, Nhật Bản, Hà Nội và TP.HCM. Hội thảo do Trường Bồi dưỡng cán bộ - Bộ Tài chính phối hợp với Trung tâm Tài chính và Phát triển Châu Á – Thái Bình Dương phối hợp tổ chức với chủ đề “Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển nền kinh tế xanh - Tiết kiệm năng lượng”.
-
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, năng lượng Mặt Trời có thể đáp ứng tới 1/4 nhu cầu điện của thế giới vào năm 2050, song các nhà sản xuất cần được chính phủ hỗ trợ trước khi thu lợi nhuận. Giá điện Mặt Trời phát vào lưới điện hoặc sử dụng tại chỗ ở mức cao đã giúp Tây Ban Nha trở thành thị trường điện Mặt Trời lớn nhất thế giới năm 2008, song đổi lại chính phủ nước này đã phải bỏ ra hàng tỷ Euro. Năm ngoái, giá bán điện Mặt Trời ở Tây Ban Nha đã giảm 45%.
-
Phát triển kinh tế xanh là những hoạt động kinh tế dựa trên các nguyên tắc của phát triển bền vững, không gây tổn hại hoặc giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Ý tưởng phát triển kinh tế xanh được bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỷ XX do áp lực từ cuộc khủng hoảng năng lượng 1972, 1973. Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế đã làm lộ diện khá rõ tính chất thiếu bền vững của hệ thống kinh tế thế giới cũng như mô hình tăng trưởng của nhiều nước, do vậy đã đặt ra yêu cầu ngày càng cấp bách về phát triển kinh tế xanh.
-
Theo kịch bản lạc quan nhất, năng lượng tái tạo có thể sẽ cung cấp 80% tiêu thụ năng lượng trên thế giới vào năm 2050, cũng được xác định là những giải pháp để chống lại biến đổi khí hậu. Giáo sư Ottmar Edenhofer, đồng Chủ tịch các nhóm công tác của Giec, nhấn mạnh mọi quan điểm được đưa ra để giảm lượng khí thải cho thấy năng lượng tái tạo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
-
Nga sẵn sàng gia tăng cung ứng dầu mỏ và khí đốt cho các thị trường châu Á và châu Âu để làm giảm bớt tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu hiện nay trên thị trường năng lượng thế giới. Thủ tướng Nga Vladimir Putin đang có chuyến thăm Đan Mạch nhấn mạnh Nga nhìn nhận những diễn biến hiện nay trên thị trường năng lượng quốc tế với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
-
Theo tin từ Washington, Tổ chức Năng lượng thế giới IEA dự đoán rằng nhiên liệu sinh học sẽ tạo ra giá trị sản lượng từ 11 tới 13 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 2010-2015 và tỷ lệ nhiên liệu sinh học trên tổng số nhiên liệu dùng cho vận tải toàn thế giới sẽ tăng từ mức 2% hiện nay lên 27% trong năm 2050.
-
Thủ tướng Úc Julia Gillard đã công bố phê chuẩn dự án trị giá 104.7 triệu đôla để đưa năng lượng mặt trời vào nhà máy sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của Queensland. Nhà máy điện Kogan Creek công suất 750 megawatt, sản xuất điện từ than, đặt tại phía Tây Nam Queensland sẽ tiếp nhận thêm hệ thống nhiệt mặt trời công suất 44MW vào lưới điện, đưa nó trở thành dự án lớn nhất thế giới ở dạng này.
-
Ngân hàng thế giới đang dự định điều chỉnh các quy định của mình hạn chế khoản vay dành cho nhà máy điện đốt than. Theo đó chỉ có nhóm nước nghèo nhất mới được xem xét nhận các khoản hỗ trợ hay khoản vay để xây dựng nhà máy điện đốt than. Các nước này chỉ được vay nếu phải chứng minh được việc xây dựng đó là cần thiết và các phương án thay thế, ví dụ như năng lượng tái tạo là không khả thi.
-
Khoản hỗ trợ cho ngành công nghiệp gió ngoài khơi của Anh đang tăng lên mang lại cơ hội kiếm lời từ thị phần rộng lớn trong thị trường toàn cầu. Hãng Business Green cho biết những phân tích từ tổ chức Carbon trust cho thấy công suất gió trên thế giới có thể đạt tới 1.150 GW trong 40 năm nữa và những đóng góp của Anh vào lĩnh vực này thông qua các dịch vụ duy trì và vận hành có thể đạt 10% thị trường thế giới.
-
Trong Hội nghị khung của Liên hợp quốc về vấn đề biến đổi khí hậu tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan), các nhà hoạt động vì môi trường, viện dẫn thảm họa hạt nhân tại Fukushima , đã kêu gọi các nước phát triển năng lượng tái tạo, nhờ đó thế giới sẽ không phải lựa chọn giữa mối nguy hiểm của năng lượng hạt nhân và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
-
Trong những nỗ lực đấu tranh với giá dầu tăng cao trên toàn thế giới do tình hình bất ổn ở Trung Đông, Tây Ban Nha đã đề ra một loạt các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Trong đó bao gồm việc giảm giới hạn tốc độ và giảm giá vé tàu để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng.