-
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết cuộc họp kéo dài hai ngày sẽ tuyên bố các sáng kiến chung của các nền kinh tế lớn chiếm tới 80 % GDP của thế giới.Các Bộ trưởng Năng lượng và quan chức cao cấp từ 21 quốc gia sẽ tập hợp tại Washington theo một sáng kiến của chính quyền Tổng thống Barack Obama, đặt trọng tâm vào việc tạo công ăn việc làm trong ngành năng lượng sạch.
-
Phấn đấu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Nâng cao độ chính xác trong đánh giá các nguồn năng lượng sơ cấp; Mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới trong việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác các nguồn năng lượng bổ sung vào nguồn thiếu hụt của nước ta" – đó là nội dung xuyên suốt Chiến lược phát triển ngành năng lượng của Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2025
-
Loeung Keosela, giám đốc điều hành của REF – một tổ chức được hỗ trợ bởi Ngân hàng thế giới đang hướng tới việc cung cấp điện cho mọi ngôi làng ở Campuchia vào năm 2020 – cho biết trên tờ Phnom Penh Post, tổ chức này có kế hoạch bán những tấm pin mặt trời cho các hộ gia đình ở nông thôn với hình thức trả góp hàng tháng.
-
Đến cuối năm nay, Iran dự kiến sẽ nâng công suất của các nhà máy lọc dầu và nước này có thể sẽ trở thành nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới trong vài năm tới, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Massoud Mir-Kazemi cho biết hôm 17/7.
-
Ngày nay, 80% nhu cầu năng lượng thế giới được đáp ứng bởi nhiên liệu hóa thạch và đây cũng là nguồn thải ra một lượng lớn CO2, khí nhà kính vào khí quyển. Nhu cầu về một nguồn năng lượng bền, không cacbon và giá rẻ là điều vô cùng bức thiết.
-
Trên thế giới, gần 80GW điện được tạo ra từ nguồn năng lượng tái sinh đã được bổ sung vào nguồn năng lượng toàn cầu trong năm 2009.
-
Nhà máy quang điện lớn nhất La Florida đã đưa sản lượng quang điện của Tây Ban Nha lên tới 432 MW, so với sản lượng của Hoa Kỳ là 422MW. Nhà máy được xây dựng ở Alvarado, tỉnh Badajoz nằm phía tây của đất nước có hình dạng là một máng parabol. Với phương pháp này thu thập quang năng này, ánh sáng mặt trời được phản xạ từ một gương parabol vào một ống chứa đầy chất lỏng.
-
Không thể phủ nhận phong điện (điện từ năng lượng gió) là lĩnh vực đầu tư tiềm năng trước thực trạng thiếu điện của Việt Nam thời gian qua. Trong khi Việt Nam mới xác định đây là “chiếu manh” sau khi đã nhận ra mình “buồn ngủ” thì phong điện đã phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới trong suốt gần một thập kỷ qua, với mức tăng trưởng giai đoạn 2000 - 2010 là 29%, theo đánh giá của Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu.
-
Vấn nạn trái đất nóng lên đang ngày càng khiến dư luận bức xúc, buộc các nhà lãnh đạo trên thế giới vào cuộc tích cực hơn nhằm cứu lấy hành tinh chung. Trung Quốc, nước đứng đầu thế giới về khí thải và tiêu thụ nhiên liệu cũng không còn có thể khoanh tay đứng ngoài cuộc.
-
Tận dụng bùn thải, rác thải để tạo ra điện đã không còn xa lạ ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, công nghệ này chỉ mới manh nha trong thời gian gần đây. Nhà máy điện Gò Cát là một trong những đơn vị tiên phong.
-
Năng lượng hạt nhân là một giải pháp quan trọng đối với Đông Nam Á, mà nhu cầu điện của khu vực này theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) sẽ tăng 76% trong giai đoạn 2007-2030 với tỷ lệ tăng trung bình hàng năm là 3,3% (của thế giới ước tính khoảng 2,5%).
-
Cơ quan Môi trường Liên bang của Đức vừa cho biết nước này có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2050 và trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên của thế giới từ bỏ thói quen sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
-
Từ ngày 28/6-1/7/2010 tại quốc đảo Singapore đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh các thành phố thế giới 2010 (World Cities Summit - WCS) lần thứ hai, với sự tham gia của khoảng 1.200 lãnh đạo và cán bộ quản lý cao cấp các nước chia sẻ ý tưởng và giải pháp về “Thành phố bền vững và lý tưởng cho tương lai”.
-
Chiếc máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời (Solar Impulse) đầu tiên của Thụy Sĩ và thế giới sau khi thành công trong thử nghiệm bay ngày đã cất cánh bắt đầu cho chuyến bay đêm đầu tiên vào lúc 7 giờ sáng nay (giờ Thụy Sĩ), tại Payerne, thuộc bang Vaud, Thụy Sĩ.
-
Rất nhiều người cho rằng than sạch không phải là giải pháp làm giảm lượng khí thải cacbon hay tăng nguồn cung năng lượng. Thực tế, kể từ khi tổng thống Obama quyết định dành 2,4 tỷ đô la “để đưa thế giới đến với công nghệ CCS (hấp thụ và lưu trữ cacbon)”, những cuộc tranh luận đã nảy sinh xung quanh tính hợp pháp của nó như một giải pháp sản xuất năng lượng và giảm khí thải cacbon thực thụ.
-
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 4-7 cho biết chính phủ nước này đang tăng tốc chuyển đổi nền kinh tế Mỹ sang nền kinh tế năng lượng sạch. Bộ Năng lượng Mỹ đang đầu tư 2 tỉ đô la Mỹ vào 2 công ty năng lượng mặt trời để xây dựng một trong những nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới và sản xuất pin năng lượng mặt trời tiên tiến.
-
Trung Quốc cũng đã công bố các chương trình năng lượng xanh tham vọng. Cuối năm 2009, Trung Quốc thông báo kế hoạch xây dựng nhà máy phong điện quy mô lớn ở tỉnh Cam Túc. Đây sẽ là nhà máy phong điện lớn nhất thế giới với công suất lắp đặt 5GW vào cuối năm 2010, 12GW vào cuối năm 2015 và 20GW vào cuối năm 2020.
-
Nga vừa hạ thủy tổ máy năng lượng hạt nhân nổi đầu tiên của nước này và cũng là thành tố cơ bản của trạm điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới - một công trình có khả năng cung cấp năng lượng rẻ đến mọi nơi của Trái Đất.
-
Trong bối cảnh thiếu điện như hiện nay, câu hỏi đặt ra là, tại sao không khai thác nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) từ mặt trời và gió ở từng hộ gia đình tại VN? Tiềm năng về năng lượng gió tại VN, theo ước tính mới nhất của Ngân hàng Thế giới, có khoảng 513.360MW (1 MW = 1.000 kW), tương đương với 200 lần công suất của thủy điện Sơn La - nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.
-
Nhân sự kiện Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á được tổ chức tại TP.HCM vừa qua, ông Stuart L. Dean, Chủ tịch General Electric (GE) khu vực Đông Nam Á, đã nhận định về tình hình phát triển công nghệ xanh tại Việt Nam cũng như mối quan hệ hợp tác giữa GE với Việt Nam trong lĩnh vực này. Ông nói: Chỉ khi nào ngừng trợ giá xăng thì ngành năng lượng xanh mới có cơ hội phát triển.