-
Ngoài những giải pháp liên quan đến quản lý, tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với cán bộ, giáo viên và các em sinh viên, Đại học Điện lực cũng tham gia vào các hoạt động nghiên cứu để tìm ra những giải pháp có tính ứng dụng cao, hiệu quả năng lượng.
-
Thiết bị sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời của Công ty SETECH đã khắc phục được những nhược điểm của việc phơi nông sản tràn lan trên mặt đường, phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, không đảm bảo được chất lượng sản phẩm sau khi phơi.
-
Định hướng phát triển năng lượng giai đoạn này tập trung đầu tư vào 10 công nghệ năng lượng. Trong đó, một trong những mục tiêu quan trọng là tập trung nguồn lực để hỗ trợ phát triển, ứng dụng và chuyển giao những công nghệ tiên tiến về năng lượng tái tạo, lưu trữ năng lượng, truyền tải điện năng, nhất là những công nghệ tiên tiến trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-
Phát triển khoa học công nghệ và làm chủ công nghệ chiếu sáng là một trong những giải pháp quan trọng giúp tiết kiệm chi phí điện năng lên đến 30%.
-
Một doanh nghiệp của Mỹ có tên Ubiquitous Energy đã phát minh ra một lớp phủ mỏng có thể biến các cửa sổ thành các tấm pin mặt trời trong suốt, cung cấp các cách khác nhau để thu năng lượng tái tạo trong các tòa nhà ngoài các tấm lợp trên mái nhà.
-
Phun tưới tự động là một trong những hình thức ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp với nhiều ưu điểm vượt trội, như: Tiết kiệm điện, nước, giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất… được nhiều nông dân tại Trà Vinh ứng dụng rộng rãi, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất.
-
Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ (TMP) xác định: ứng dụng số hóa vào hệ thống điều khiển thông gió sẽ góp phần nâng cao độ tin cậy của thiết bị công nghệ, nâng cao hiệu suất lao động và đáp ứng tiêu chí sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-
Theo tính toán của các chuyên gia, áp dụng công nghệ, tận dụng nhiệt khí thải của ngành xi măng có thể giúp các nhà máy tiết kiệm một lượng điện năng tương đối lớn. Đặc biệt nếu đầu tư công nghệ đồng bộ, tiêu tốn ít điện năng, hiệu quả có thể lên tới 50%.
-
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.
-
Theo chuyên gia năng suất, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 được coi là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề quản lý năng lượng tại doanh nghiệp.
-
Nhằm hỗ trợ kích cầu nền kinh tế và phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực năng lượng và nước, Cơ quan Đổi mới Israel và Bộ Năng lượng nước này vừa thông báo sẽ hỗ trợ quá trình thử nghiệm 3 sáng kiến công nghệ năng lượng mới do các doanh nghiệp nội địa phát triển.
-
Theo số liệu tính toán, với việc sử dụng máy biến áp tổn hao thấp, lượng điện năng tiết kiệm được do giảm tổn thất điện năng là hơn 95,65 triệu kWh trong vòng đời dự án (18 năm) so với việc sử dụng MBA tiêu chuẩn thông thường, góp phần làm giảm lượng phát thải khí CO2 trung bình lên đến 1.571 tấn CO2/năm.
-
Hội Chiếu sáng Việt Nam phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB và Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây Dựng đã tổ chức Hội nghị khoa học Chiếu sáng toàn quốc năm 2022, với chủ đề: “Chiếu sáng vì sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường hướng tới phát thải ròng bằng “0” ở Việt Nam”.
-
Là ngành tiêu thụ nhiều tài nguyên khoáng sản, năng lượng và có lượng phát thải ra môi trường lớn, vì vậy các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói luôn được khuyến khích đổi mới công nghệ để tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững.
-
Phát triển và phổ biến công nghệ điều hòa không khí (DHKK) với chi phí mà đa số người dân có thể chấp nhận, là yếu tố quyết định lĩnh vực này có thể đóng góp hiệu quả cho mục tiêu net-zero vào năm 2050. Đây là nhận định của ông Masanori Togawa, CEO Daikin - nhà sản xuất ĐHKK lớn hàng đầu thế giới.
-
Công nghệ nghiền siêu mịn là công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất gạch ngói hiện nay. Công nghệ này cho ra đời dòng sản phẩm gạch mới có chất lượng cao với bề mặt mịn, màu tươi, chịu độ va đập cao, độ mài mòn vượt trội so với tất cả những sản phẩm sản xuất cùng chất liệu.
-
Nhận thức được vai trò của tiết kiệm năng lượng trong sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp dệt may đã chủ động đầu tư thiết bị, công nghệ tiết kiệm năng lượng, thay thế thiết bị, sản phẩm lạc hậu tiêu hao nhiều điện năng bằng những thiết bị mới.
-
Dự án Nhà máy sản xuất hydro xanh Bến Tre dự kiến sẽ khởi công vào cuối tháng 6/2022 và bắt đầu chạy thử vào quý I/2024. Khi đi vào vận hành dự án sẽ đóng góp vào việc phát triển ngành năng lượng xanh của Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng.
-
Máy sấy nông thủy sản bằng năng lượng mặt trời do Công ty Cổ phần Công nghệ Năng lượng Bền vững Việt Nam (SETECH) nghiên cứu và ứng dựng giúp tiết kiệm từ 30%-80% chi phí vận hành so với các dòng máy sấy động hay tĩnh khác hoặc so với các loại lò sấy đốt than, củi, trấu... Đồng thời rút ngắn từ 30%-50% thời gian sấy, không lo tốn điện, không phụ thuộc vào thời tiết.
-
Xây dựng là một trong những ngành tiêu thụ năng lượng rất lớn. Bởi vậy, trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, vấn đề tiết kiệm năng lượng trong công trình xây dựng cần được tính đến ngay ở khâu thiết kế.
-
“Tính toán tổn thất điện năng hằng ngày theo cấp điện áp từ đo xa” là một trong những công trình đoạt Giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021) do Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng chủ trì nghiên cứu.
-
Tính đến hết năm 2021, toàn ngành xi măng có 25 dây chuyền sản xuất lắp đặt hệ thống phát điện nhiệt dư (WHR) và 11 dây chuyền đang đầu tư xây dựng. Như vậy tổng cộng mới có 36 dây chuyền trên tổng số 59 dây chuyền phải lắp đặt hệ thống phát điện nhiệt dư theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
-
Việc nghiên cứu và ứng dụng thành công giải pháp thu hồi khí hidrocarbon trên tàu chứa dầu của Vietsovpetro không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường không khí mà còn tận thu được nguồn nguyên liệu thay thế dầu DO/FO cũng cấp cho hệ thống nồi hơi trên tàu chứa dầu FSO.