Sunday, 28/04/2024 | 01:55 GMT+7

Các quốc gia Đông Nam Á hướng tới mục tiêu 5% thị phần nhiên liệu sinh học trong giao thông

20/10/2012

Chương trình nhiên liệu sinh học hàng đầu của ASEAN đặt mục tiêu chiếm 5% thị phần nhiên liệu sinh học trong lĩnh vực giao thông vận tải của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2015.

Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc Hội thảo nhiên liệu sinh học ASEAN tại Kuala Lumpur ngày 16/10, Tổng Thư ký Madinah khằng định, việc tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học không những giúp giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, mà còn tăng cường bảo vệ môi trường bằng cách giảm gần 25 triệu tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2015.

6a2970d2b_culalumpuar.jpg

Tổng Thư ký Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới (MOSTI) của Malaysia, tiến sĩ Madinah Mohamad, cho biết chương trình nhiên liệu sinh học hàng đầu của ASEAN đặt mục tiêu chiếm 5% thị phần nhiên liệu sinh học trong lĩnh vực giao thông vận tải của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2015.

Bà Madinah cho biết nỗ lực nhằm giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch đã trở thành một trong những chương trình nghị sự chính trên toàn thế giới.

Tại hội thảo ba ngày này, các chuyên gia và đại biểu đến từ các nước thành viên ASEAN sẽ tập trung thảo luận, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong các vấn đề liên quan đến việc phát triển nhiên liệu sinh học và việc thực hiện tại nước mình.

Theo bà Madinah, phát triển kinh tế bền vững phải được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả bảo đảm nguồn cung năng lượng.

Vấn đề thách thức năng lượng chung hiện nay là phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành giao thông vận tải về nhiên liệu, cung cấp nhiên liệu cho hàng triệu xe mỗi năm.

Hiện ASEAN đang sử dụng khoảng 90 triệu tấn dầu quy đổi mỗi năm, tăng hơn 35% kể từ năm 1995 và theo kịch bản kinh doanh thông thường, ASEAN sẽ sử dụng khoảng 180 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030.

Vì vậy, việc sử dụng nhiên liệu sinh học được coi là một trong những biện pháp đầy hứa hẹn trong việc giải quyết vấn đề toàn cầu và các nước thành viên ASEAN cần khai thác cơ hội để cải thiện kinh tế và môi trường.

 LM Theo Kuala Lumpur 
Chỉ thị 20 Cẩm nang tiết kiệm điện