Friday, 10/05/2024 | 08:12 GMT+7

Quản lý năng lượng cần làm tốt công tác lấy số liệu

10/11/2010

Quản lý năng lượng là tổng hợp thực hiện các công việc, như tìm kiếm, thực tế, quy hoạch, cải tạo, đánh giá để có được mức chi phí đầu tư thấp nhất nhưng lại đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng năng lượng. Bản tin TKNL đã có cuộc phỏng vấn ông Yutaka OGURA – Giám đốc Hợp tác kỹ thuật Trung tâm TKNL Nhật Bản về những kinh nghiệm thực hiện quản lý năng lượng của Nhật Bản và những điều Việt Nam cần lưu ý.

Quản lý năng lượng là tổng hợp thực hiện các công việc, như tìm kiếm, thực tế, quy hoạch, cải tạo, đánh giá để có được mức chi phí đầu tư thấp nhất nhưng lại đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng năng lượng. Bản tin TKNL đã có cuộc phỏng vấn ông Yutaka OGURA – Giám đốc Hợp tác kỹ thuật Trung tâm TKNL Nhật Bản về những kinh nghiệm thực hiện quản lý năng lượng của Nhật Bản và những điều Việt Nam cần lưu ý.

 

OGURA 2.jpgPV: Xin ông cho biết về hệ thống quản lý năng lượng của Nhật Bản?


Ông Yutaka OGURA: Để bạn dễ hiểu, chúng ta có thể hình dung, hệ thống quản lý năng lượng của chúng tôi gồm 2 yếu tố: Con người và các biện pháp quản lý năng lượng.


Về con người, sẽ được phân ra 3 cấp: Mức cao (mức đòi hỏi đầu tư) gồm các nhà quản lý cấp cao; Mức trung bình (mức đòi hỏi hiểu biết công nghệ) gồm các kỹ sư; Mức thấp (không đòi hỏi chi phí và chỉ ở cấp quản lý hoạt động cơ sở) gồm các công nhân trực tiếp lao động.


Về các biện pháp quản lý năng lượng, thì biện pháp quản lý cơ bản là tăng hiệu suất năng lượng theo vòng tròn “PDCA” (Plan: Lập kế hoạch → Do: Thực hiện → Check: Kiểm tra → Action: Hành động). Và muốn thực hiện được vòng tròn này thì cần có 3 bước cải tiến.


Bước 1: Quản lý năng lượng ở cấp hoạt động quản lý, không mất chi phí hoặc mức chi phí thấp. Bao gồm: Làm sạch, đo lường, ghi lại, điều chỉnh, sửa chữa nhỏ, và tu sửa nhỏ.


Hoạt động của bước này có thể được thực hiện bởi các ý tưởng, hoặc góp ý của những người công nhân trực tiếp lao động. 


Bước 2: Cải tiến kỹ thuật đòi hỏi mức đầu tư ở quy mô trung bình. Bao gồm: Thay thế thiết bị lạc hậu bằng thiết bị hiệu suất cao và các thiết bị tiết kiệm năng lượng.


Hoạt động của bước này có thể được thực hiện bởi các kỹ sư, những người phụ trách về công nghệ của doanh nghiệp.


Bước 3: Cải thiện yêu cầu một sự đầu tư quy mô lớn, chi phí cao. Bao gồm: Giới thiệu quá trình xây dựng một nhà máy mới, các chi phí, thời gian khấu hao và các vấn đề liên quan.


Hoạt động của bước này chỉ có thể được thực hiện khi có quyết định của lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp.


PV: Vậy điều gì là quan trọng nhất trong hệ thống quản lý năng lượng này, thưa ông?


Ông Yutaka OGURA: Phải xác định được mục tiêu mà hoạt động TKNL cần hướng tới và mục tiêu đó phải từ trên đưa xuống. Phải xây dựng một cơ cấu tổ chức xúc tiến các hoạt động TKNL. Tuy nhiên, quan trọng hơn là phải nắm được thực trạng hiện giờ mình đang tiêu thụ bao nhiêu năng lượng. Từ đó mới đề ra mục tiêu và đề ra các giải pháp thực hiện thế nào để đạt mục tiêu đó, vừa làm vừa triển khai cho hết 1 vòng PDCA để thực hiện. Sau đó lại đặt mục tiêu kế tiếp và tiếp tục đặt vòng PDCA để đi lên. Vấn đề quan trọng ở đây là làm thế nào để vòng PDCA đến với tất cả mọi người, từ những nhân viên làm việc ở cấp cơ sở (lao động trực tiếp), đến những nhân viên kỹ thuật, lãnh đạo ở trên cao, mọi người cùng nhau xâu chuỗi vòng PCDA này.


Sx Cap.jpg


Cải tiến kỹ thuật đòi hỏi mức đầu tư ở quy mô trung bình. Bao gồm: Thay thế thiết bị lạc hậu bằng thiết bị hiệu suất cao và các thiết bị tiết kiệm năng lượng


Với nền tảng như vậy thì tất cả cùng bắt đầu thu thập các số liệu về vấn đề TKNL. Sau khi thu thập số liệu mới xem là lãng phí gì, ở đâu. Năng lượng có được sử dụng một cách có hiệu quả hay không. Dạng nào chỉ cần thay đổi ở tại cấp cơ sở, dạng nào cần sự thay đổi của cấp công nghệ và dạng nào cần cấp cao nhất triển khai đầu tư.


Nhưng cũng xin lưu ý các bạn là, nếu chỉ lấy số liệu không thì sẽ khó hiểu, vì vậy ta cố gắng qui đổi ra dầu thô và thể hiện chúng qua các đồ thị thì mọi người đều có thể hiểu được và sẽ dễ thực hiện hơn.


PV: Ông có nói về tầm quan trọng của vòng tròn PDCA, vậy ông có thể nói rõ hơn vai trò của người quản lý năng lượng trong vòng tròn này?


Ông Yutaka OGURA: Người quản lý năng lượng là người phải lập kế hoạch quản lý năng lượng căn cứ vào số liệu thu được. Khi đã lập kế hoạch thì hành động và người quản lý năng lượng đóng vai trò trọng tâm để thực hiện. Tuy nhiên, trong vòng tròn PDCA, chúng tôi đánh giá cao sự đóng góp của những lao động ở tuyến đầu, đó là những công nhân trực tiếp sản xuất. Trong quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản, các doanh nghiệp đều áp dụng chế độ tuyển dụng người suốt đời. Một người khi vào làm việc cho một doanh nghiệp có thể làm việc từ lúc vào cho đến lúc họ về hưu chứ không đi nơi khác.


Do vậy, cần giáo dục kiến thức về TKNL cho mọi đối tượng lao động, nhất là những người ở cấp thấp nhất. Có rất nhiều việc mà các kỹ sư không làm được nhưng nhân viên lại làm được, ví dụ như những công việc nguy hiểm, bẩn, nóng, chỉ những người làm việc ở tuyến đầu, những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong công việc mới làm được. Bạn muốn có số liệu, chính những lao động trực tiếp sẽ rõ nhất. Bạn muốn kiểm tra các thiết bị, chính những lao động trực tiếp sẽ thành thạo nhất. Do đó, kinh nghiệm là nên chia họ thành nhóm nhỏ, luôn khuyến khích, động viên họ bằng những lời khen và thưởng bằng vật chất. Đồng thời, tạo cơ hội để họ được đào tạo, học tập nâng cao trình độ và có các nỗ lực tối đa nhất. Hay bản thân các kỹ sư sẽ làm công tác đào tạo đó cho người lao động và như vậy sẽ nâng cấp cho toàn thể hệ thống. Đó là những hoạt động mà Nhật đã làm từ trước đến giờ.


nang luong.jpg


Quản lý năng lượng ở cấp hoạt động quản lý, không mất chi phí hoặc mức chi phí thấp. Bao gồm: Làm sạch, đo lường, ghi lại, điều chỉnh, sửa chữa nhỏ, và tu sửa nhỏ.


PV: Ông đánh giá vai trò của hệ thống quản lý năng lượng với công tác TKNL như thế nào?


Ông Yutaka OGURA: Theo tôi, hệ thống quản lý năng lượng đóng vai trò hạt nhân, là cốt lõi của công tác TKNL. Đương nhiên trong các giải pháp đều có những công nghệ, thiết bị để giải quyết, nhưng nếu không nắm vững về quan điểm, lý thuyết của hệ thống này, rút cuộc đưa thiết bị tối tân hay gì vào cũng không hiệu quả. Qua những hoạt động đánh giá rút kinh nghiệm, kiến thức thu được chính là thực lực của doanh nghiệp. Nếu chúng ta không thực sự hiểu mà cứ đầu tư thiết bị TKNL rồi đưa vào áp dụng thì sẽ không có ý nghĩa nữa.


PV: Ông đã có một thời gian dài công tác tại Việt Nam, vậy ông có đánh giá gì về hệ thống quản lý năng lượng của Việt Nam?


Ông Yutaka OGURA: Về hệ thống thì rất khó nói. Bởi tôi sang Việt Nam để giúp các bạn xây dựng và hoàn thiện Luật. Tôi thấy Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Việt Nam được soạn thảo rất tốt. Nó có phạm vi rộng và nhiều mảng khác nhau. Chúc mừng các bạn là Luật đã được Quốc hội thông qua và chuẩn bị chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2011. Tôi cũng được biết là Việt Nam đang xây dựng các Nghị định, Thông tư dưới Luật qui định chi tiết các vấn đề về thực hiện Luật. Các bạn cũng đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các ban, ngành. Tuy nhiên, tôi cũng xin lưu ý một điểm yếu của các bạn là phần lấy số liệu từ cơ sở chưa được tốt lắm, cần thúc đẩy để các giới, các ngành nghề chú trọng và nghiêm túc hơn trong khâu lấy số liệu. Có như vậy, công tác nghiên cứu mới cho kết quả sát với thực tế và đáp ứng được yêu cầu đề ra.


PV: Trân trọng cảm ơn ông !

 

Hồ Nga - Bản tin TKNL

Chỉ thị 20 Cẩm nang tiết kiệm điện