Friday, 10/05/2024 | 06:37 GMT+7

Kính tiết kiệm năng lượng, giải pháp xanh cho những công trình hiện đại

26/05/2010

Đi đôi với sự tăng tr­ưởng của sản xuất, mức tiêu thụ năng lư­ợng và tài nguyên thiên nhiên trong các khu vực xây dựng ngày càng gia tăng và rất khó kiểm soát. Đối với các công trình xây dựng, theo thống kê chư­a đầy đủ, hiện cả nư­ớc có khoảng hơn một ngàn công trình xây dựng có mức tiêu thụ năng lư­ợng từ 1 triệu kwh điện/năm trở lên. Kinh nghiệm của nhiều n­ước trên thế giới đã cho thấy, nếu quản lý tốt khâu thiết kế xây dựng công trình theo h­ướng sử dụng năng l­ượng hiệu quả sẽ tiết kiệm đ­ược từ 20% đến 30% năng l­ượng tiêu thụ trong khu vực này.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nư­ớc, tốc độ tăng tr­ưởng của các đơn vị doanh nghiệp nói riêng và của ngành Xây dựng nói chung cũng đạt mức cao, từ 12%-16%/năm.

 

Đi đôi với sự tăng tr­ưởng của sản xuất, mức tiêu thụ năng lư­ợng và tài nguyên thiên nhiên trong các khu vực xây dựng ngày càng gia tăng và rất khó kiểm soát. Đối với các công trình xây dựng, theo thống kê chư­a đầy đủ, hiện cả nư­ớc có khoảng hơn một ngàn công trình xây dựng có mức tiêu thụ năng lư­ợng từ 1 triệu kwh điện/năm trở lên. Kinh nghiệm của nhiều n­ước trên thế giới đã cho thấy, nếu quản lý tốt khâu thiết kế xây dựng công trình theo h­ướng sử dụng năng l­ượng hiệu quả sẽ tiết kiệm đ­ược từ 20% đến 30% năng l­ượng tiêu thụ trong khu vực này.


 vincom.jpg


Tòa nhà Vincom Tp Hồ Chí Minh công trình lắp kính tiết kiệm năng lượng


Theo Tiến sĩ Trần Hữu Hà, Phó vụ trưởng vụ KHCN & Môi trường, Bộ Xây Dựng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các công trình xây dựng khá lớn song việc triển khai và hiệu quả thu đư­ợc trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Để khai thác các tiềm năng năng lượng vốn có, Bộ XD đã ban hành nhiều quy định trong thiết kế thi công. Trong đó có một số quy định về lớp vỏ công trình và kính trong Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.

 

Theo đó, lớp vỏ công trình phải đảm bảo thông thoáng tự nhiên, giảm lạnh về mùa đông, bớt nóng về mùa hè, đủ khả năng chiếu sáng tự nhiên…Sử dụng kính có tính năng TKNL đang là xu hướng xây dựng khá phổ biến đối với nhiều quốc gia trên Thế giới. Ở Việt Nam, kính TKNL vẫn còn là khái niệm xa lạ, chưa nhiều người quan tâm song theo đánh giá của các chuyên gia XD, kính TKNL chính là giải pháp xanh cho những công trình hiện đại.

 

Tiết kiệm năng lượng hiệu quả

 

Ông Nguyễn Huy Thắng, Chánh Văn phòng Hiệp hội kính và thủy tinh Việt Nam khẳng định, khả năng TKNL của kính là rất cao. Sử dụng kính TKNL trong xây dựng cơ hội TKNL cho tòa nhà là rất lớn nhất là đối với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam.

 

Sử dụng kính với mục đích TKNL cho các công trình Xây Dựng cần chú ý hai mặt, thứ nhất là ngăn nhiệt năng từ bên ngoài vào trong, thứ 2 là hạn chế thất thoát nhiệt năng từ trong phòng ra ngoài.

 

Công nghệ sử dụng kính TKNL trong xây dựng đã phổ biến từ lâu trên thế giới, Đức là quốc gia đi đầu trong trào lưu này. Tại Đức, việc sử dụng kính tại các công trình xây dựng với mục đích sử dụng năng lượng hiệu quả đã được áp dụng từ những năm 70 của thế kỷ trước.

 

Sở dĩ bề mặt kính có khả năng TKNL là bởi kính có lớp phủ ngăn trao đổi nhiệt năng. Hiện nay, vật liệu kính có khả năng TKNL dùng nhiều trong xây dựng gồm có kính trắng, kính có lớp phủ Low-E và kính hộp. Trong đó kính trắng khả năng TKNL kém hơn.

 

Kính Low-E là loại kính được phủ lên bề mặt một loại hợp chất đặc biệt giúp kính có tính năng phát xạ nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán, hấp thụ nhiệt lượng chậm và làm chậm quá trình truyền tải nhiệt nhưng vẫn đảm bảo độ sáng trong căn phòng giúp cho căn phòng ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, tiết kiệm tối đa chi phí cho công viêc giữ nhiệt trong phòng mà vẫn giữ được độ sáng và nét thẩm mỹ tối đa.

 

Kính hộp có lớp dán phản quang không chỉ có tác dụng cách nhiệt mà khả năng cách âm cũng rất tốt.

 

Đặc biệt, tại nhiều quốc gia phát triển, bề mặt kính trong các công trình xây dựng không chỉ thụ động TKNL tức là chỉ ngăn nhiệt từ ngoài vào trong mà giảm thiểu truyền tải nhiệt ra ngoài, kính còn có khả năng chủ động thu năng lượng chuyển hóa thành dạng năng lượng phục vụ sinh hoạt của tòa nhà.

 

Các rào cản

 

Tại Việt Nam, sử dụng kính TKNL trong xây dựng mới dừng lại ở mức thí điểm như tòa nhà Vincom Center Tại TP HCM hay sử dụng kính hộp 2 lớp có phủ Low-E tại trụ sở Bộ Công an. Theo ông Thắng, trên thực tế, các tòa nhà chung cư và trung tâm thương mại có mức tiêu thụ năng lượng lớn song các chủ đầu tư hầu như không quan tâm đến các giải pháp tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Mặt khác, sử dụng kính TKNL có giá thành cao, nhiều doanh nghiệp không có điều kiện tiếp cận.


 kinh nl.jpg


Kính Low-E là loại kính được phủ lên bề mặt một loại hợp chất đặc biệt giúp kính có tính năng tiết kiệm năng lượng


Bộ Xây dựng đã ban hành một số quy chuẩn liên quan tới sử dụng kính an toàn và tiết kiệm năng lượng tuy nhiên ông Trần Hữu Hà cho rằng các quy chuẩn đó vẫn thiếu cụ thể đặc biệt là quy định về chủng loại, đặc tính kỹ thuật, thiết kế lắp đặt và thử nghiệm.

 

Ngoài ra, các rào cản chính trong việc áp dụng kính TKNL còn bởi: Thiếu chính sách và công cụ quản lý hiệu quả đối với việc sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng; Thiếu năng lực kỹ thuật và quản lý sử dụng năng l­ượng hiệu quả; Chủ sở hữu và ngư­ời khai thác, sử dụng công trình thiếu quan tâm tới tiết kiệm năng lượng; Thiếu tin tư­ởng vào các sản phẩm, thiết bị tiết kiệm năng lư­ợng. Sự hạn chế về chủng loại, chất lư­ợng và phân phối, cung cấp sản phẩm, thiết bị tiết kiệm năng lư­ợng cũng gây khó khăn cho người tiếp cận.

 

Với chi phí đầu tư ban đầu cao, để kính TKNL nhanh chóng phổ biến các cơ quan nhà nước cần có những quy định cụ thể nhằm định hướng cho doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình triển khai. Về phần doanh nghiệp cần chủ động, mạnh dạn đầu tư có như thế mới có thể hướng đến tương lai phát triển bền vững.

 

Trần Liễu

Chỉ thị 20 Cẩm nang tiết kiệm điện