Thursday, 14/11/2024 | 22:59 GMT+7
Thoạt nhìn, các
màn hình LCD được tạo ra bởi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng
Kông có thể không thu hút mọi người. Nhưng nếu quan tâm hơn tới các
thông số kỹ thuật, có thể người tiêu dùng sẽ phải suy nghĩ lại. Trong một bài báo đăng
trên tạp chí của Hiệp hội quang điện, màn hình LCD siêu
mỏng này được mô tả là có khả năng hiển thị hình ảnh ba chiều mà không
cần nguồn điện. Điều này làm nó nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng hơn.
Màn hình tinh thể lỏng được sử dụng trong nhiều ứng dụng công nghệ, từ màn hình truyền hình đến đồng hồ kỹ thuật số. Trong
màn hình LCD truyền thống, các phân tử tinh thể lỏng được giữ trong các tấm kính phân cực. Các điện cực di chuyển, ảnh hưởng đến sự định hướng của các tinh
thể lỏng bên trong
và tương tác với ánh sáng phân cực. Các màn
hình LCD mới tạo rãnh giữa các điện cực, đồng thời làm cho
màn hình mỏng hơn và giảm thiểu năng lượng tiêu thụ.
Khi một hình ảnh được tải lên màn hình,
chúng không cần năng lượng để giữ lại. Chúng chỉ cần năng lượng khi hình ảnh thay đổi. Do đó, loại màn hình này có lợi thế đặc biệt với các ứng dụng hiển thị hình ảnh tĩnh, chẳng hạn như đọc sách điện tử. "Vì các màn hình LCD này không có bất kỳ thiết bị điện tử điều khiển nào nên việc chế tạo chúng cực kỳ đơn giản. Các tính
năng ổn định giúp việc tiêu thụ điện năng hiệu quả hơn và có thể lưu trữ một hình ảnh trong nhiều năm", nhà nghiên cứu Abhishek
Srivastava, một trong những tác giả của bài báo
cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã tiến xa hơn trong việc tạo ra một màn hình LCD
đơn thuần, đó là màn hình LCD hiển thị được hình ảnh 3D. Các vật thể thực tế có dạng 3D là do sự phân tách về góc nhìn giữa mắt trái và mắt phải. Phim 3D
tái hiện hiện tượng này trên một màn hình phẳng bằng cách kết hợp hai bộ phim được dựng từ góc độ khác nhau, và
kính mà bạn đeo khi xem phim sẽ chọn lọc lọc ánh sáng, tạo ra một hình ảnh ba chiều.
Cơ chế hoạt động của màn hình mới
Tuy nhiên, thay vì
hiển thị nhiều hình ảnh trên các tấm riêng biệt và cẩn thận sắp xếp chúng, các
nhà nghiên cứu tạo ra ảo giác về chiều sâu từ một hình ảnh duy nhất bằng cách thay đổi sự phân cực của ánh sáng truyền qua màn hình.
Họ phân chia hình ảnh thành ba
khu vực: ánh sáng
được xoắn 45
độ sang trái, 45 độ sang bên phải, và giữ nguyên. Khi
đi qua một bộ lọc đặc biệt, ánh sáng từ ba khu vực được phân cực theo hướng khác nhau. Người xem sẽ cảm nhận được hình ảnh xuất hiện ba chiều.
Công nghệ này hiện nay vẫn chưa sẵn sàng được tung ra thị trường do nó chỉ hiển thị hình ảnh trong tông màu
xám và không thể làm mới đủ nhanh để hiển thị một bộ phim. Tuy nhiên, Srivastava
và các đồng nghiệp của ông đang trong quá trình tối ưu hóa thiết bị của họ cho người tiêu dùng bằng cách tăng thêm màu sắc và cải thiện tốc độ làm mới. Thiết bị này với những ưu điểm về kích thước và khả năng tiết kiệm năng lượng sẽ trở thành công nghệ mới đầy tiềm năng trong tương lai.
Nguyễn Hiền (Theo Theo Spacemart )