Wednesday, 22/01/2025 | 23:50 GMT+7
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, chi phí lắp đặt năng lượng mặt trời ở quốc gia này đã giảm hơn 50% kể từ khi một chương trình hỗ trợ liên bang bắt đầu.
Chính phủ liên bang đang hỗ trợ phát triển điện mặt trời thông qua sáng kiến SunShot - sáng kiến nhằm khiến công nghệ tái tạo trở nên cạnh tranh. Mục tiêu của chương trình này là nâng công suất điện mặt trời từ chưa đến 1% lên 14% tổng cung ứng điện quốc gia vào năm 2020.
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết cơ quan này đã thực hiện được 70% mục tiêu của mình. Năng lượng mặt trời chiếm gần 1% tổng lượng điện tiêu thụ ở Mỹ.
Ông Ernest Moniz - Bộ trưởng Năng lượng Mỹ cho biết, theo chương trình, điện mặt trời đang trở thành một phần của lưới điện quốc gia. "Sản lượng điện mặt trời được lắp đặt ở Mỹ đã gấp hơn 10 lần so với năm 2011 khi sáng kiến SunShot được giới thiệu, và toàn bộ chi phí cho điện mặt trời đã giảm 65%”.
Trong số những thách thức được phát hiện ra qua một loạt các nghiên cứu, Bộ Năng lượng Mỹ cho biết việc kết nối điện mặt trời vào lưới điện là phức tạp vì để duy trì cân bằng thị trường, các nhà vận hành hệ thống sẽ cần “thiên vị” một nguồn cung cấp hơn với các nguồn cung cấp khác. Điều này có thể giảm thiểu giá trị và tính cạnh tranh của điện mặt trời.
Trong khí đó, đối với các hộ gia đình, các nghiên cứu liên bang chỉ ra rằng công nghệ có thể vượt ngoài tầm tay. Tuy nhiên, chi phí cho người tiêu dùng có thể giảm tới 60%.
Một trong số những thách thức chính đã được báo cáo tháng 4 của Bộ Năng lượng Mỹ chỉ ra là kết nối các dự án quy mô nhỏ như tấm pin mặt trời trên mái nhà vào lưới điện.
Phương Mai (theo solardaily.com)