Từ trước đến nay, bóng đèn sợi đốt được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ vì sự phổ biến, khả năng chiếu sáng cao và giá rẻ, mặc dù nó tiêu tốn nhiều điện năng.Với kế hoạch khổng lồ “Cơ chế phát triển sạch” (CDM), Ấn Độ đang chuẩn bị tiến hành thay thế 400.000 bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn huỳnh quang compact nhằm tiết kiệm 6.000 MW điện hàng năm.
Thông qua Cơ chế phát triển sạch (CDM), chính phủ Ấn Độ đang
tiến hành thay thế hàng trăm nghìn bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn huỳnh quang
compact nhằm giải phát thải CO2 và tiết kiệm điện.
Với kế hoạch khổng lồ “Cơ chế phát triển sạch” (CDM), Ấn Độ
đang chuẩn bị tiến hành thay thế 400.000 bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn huỳnh
quang compact nhằm tiết kiệm 6.000 MW điện hàng năm.
Từ trước đến nay, bóng đèn sợi đốt được sử dụng rộng rãi ở
Ấn Độ vì sự phổ biến, khả năng chiếu sáng cao và giá rẻ, mặc dù nó tiêu tốn
nhiều điện năng.
Ngược lại, bóng đèn huỳnh quang compact (CFL) có hiệu suất sử dụng điện cao và
tiết kiệm, nhưng chi phí lại cao hơn. Giá cả là nhân tố chính hạn chế sự phát
triển của bóng đèn CFL ở Ấn Độ.
Thay thế bóng đèn sợi đốt bằng bóng huỳnh
quang compact sẽ
giúp Ấn Độ tiết kiệm hàng nghìn MW điện.
Chính phủ Ấn Độ đã phối hợp với các công ty phân phối điện cũng như các nhà đầu
tư cá nhân nhằm thực hiện một chương trình điện năng mang tên Bachat Lamp
Yojna.
Mục tiêu của chương trình là, các công ty phân phối điện sẽ lựa chọn các nhà
đầu tư cá nhân để mua đèn CFL theo giá thị trường.
Loại đèn sợi đốt hiện tại sẽ bị thay thế bởi đèn CFL nhằm giảm sự phát thải các
bon. Đổi lại, các nhà đầu tư nhận được các chứng chỉ giảm phát thải thông qua
cơ chế CDM. Từ đó, họ có thể bán nó cho các công ty ở các nước đang phát triển,
nơi mà họ không đạt được lượng phát thải cho phép.
Dự án Bachat Lamp Yojana là một phần trong Kế hoạch hành động quốc gia về
biến đổi khí hậu của Ấn Độ. Mục tiêu chính là tăng cường sử dụng điện năng hiệu
quả và giảm thải khí CO2. Ấn Độ tuyên bố dự định giảm mức thải CO2 khoảng 20-25
% cho đến năm 2020.
Hiện nay, khoảng 70% lượng điện năng sản xuất ở Ấn Độ là từ các nhà máy nhiệt
điện sử dụng than. Như vậy, với 6.000 MW tiết kiệm tương đương với 4.200 MW
không cần tạo ra từ than.
Chính phủ Ấn Độ tin rằng, nếu kế hoạch được thực hiện đúng tiến trình, lượng
phát thải CO2 sẽ phát thải đáng kể, đặc biệt là trong khu vực năng lượng.
Theo báo cáo Tổng quan thị trường công trình xanh Việt Nam năm 2024 do hệ thống chứng nhận Edge và Tổ chức tài chính quốc tế IFC, thành viên của Ngân hàng thế giới (World Bank) phát hành, đến nay Việt Nam có 559 công trình được chứng nhận xanh. Con số này vượt xa mục tiêu đặt ra trước đó (80 công trình xanh năm 2025 và 150 vào năm 2030) tại Quyết định số 280/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Nhờ áp dụng tốt các giải pháp tiết kiệm năng lượng đã giúp Cao ốc Vietcombank giảm tổng lượng điện tiêu thụ từ 6,372,900 kWh (năm 2019) xuống còn 5,466,000kWh (năm 2023), tương đương tỉ lệ tiết kiệm là 14%.
Hệ thống đèn đường trên các lối đi bộ, đường dành cho xe đạp và cầu vượt cũng như tại các trạm xe buýt và bến taxi trên khắp Singapore sẽ được lắp đặt hệ thống đèn thông minh vào giữa năm 2025.
Tại Luxembourg, ngành công nghiệp chiếm khoảng 30% tổng mức tiêu thụ năng lượng. Một chương trình thỏa thuận tự nguyện đã được triển khai nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện hiệu quả năng lượng.
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là năm mới 2025 sẽ đến. Lúc này, không khí chuẩn bị Tết đang ngập tràn ở rất nhiều nơi, đặc biệt là làng hoa Tây Tựu. Người dân nơi đây đang ngày đêm chăm bón, mong chờ những bông hoa sẽ kịp nở vào đúng dịp Tết. Những người nông dân đã lắp hàng ngàn bóng đèn để kích hoa nở dịp Tết khiến cho khung cảnh thủ phủ hoa trở nên lung linh về đêm.