-
“Luật pháp, chính sách về thể chế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Thực trạng và giải pháp” là nội dung Hội thảo quốc gia diễn ra trong hai ngày 1 và 2 tháng 11 năm 2007, tại TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hội thảo do lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương phối hợp tổ chức với sự tài trợ của Quỹ môi trường toàn cầu thông qua Chương trình phát triển Liên hiệp quốc UNDP trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”
-
Trong khi nguồn năng lượng nói chung và công suất điện phát ra nói riêng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong thời gian tới, giá điện tiêu dùng có khả năng tăng lên, thì biện pháp để có lợi cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là vấn đề sử dụng điện tiết kiệm. Song, sử dụng điện như thế nào cho hiệu quả là cả vấn đề. Chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp sử dụng điện tiết kiệm để bạn đọc tham khảo.
-
Qua khảo sát của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM, nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm chưa quan tâm lắm đến nước cho hệ thống giải nhiệt, phương pháp xả đá trong dây chuyền sản xuất.
-
Vừa qua, Bộ Công nghiệp đã tiến hành khảo sát một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về tình hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong đó, có Công ty CP May 10.
-
Kiểm toán năng lượng (KTNL) là hoạt động nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống năng lượng của doanh nghiệp, từ đó xác định các khu vực sử dụng năng lượng lãng phí, nhận diện các cơ hội và đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
-
Gốm sứ đã được sản xuất tại nước ta từ lâu đời và nổi tiếng ngay từ thời nhà Lý. Nhiều bảo tàng trên thế giới còn lưu giữ được những cổ vật này xuất xứ từ nước ta như gốm Chu Đậu, Bát Tràng, Hội An v.v.. Từ khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường, công nghệ gốm sứ đã phát triển nhanh chóng ở cả hai miền đất nước. Điển hình nhất phải kể đến khu vực Bát Tràng, Bình Dương nơi mà có hàng trăm doanh nghiệp gốm sứ hoạt động ngày đêm. Hàng năm chúng ta xuất khẩu hàng chục triệu đô la sang các nước trên thế giới và giải quyết được hàng vạn người lao động có công ăn việc làm. Mỗi sản phẩm gốm sứ xuất khẩu mang nhãn hiệu Việt Nam là một thông điệp tốt để thế giới hiểu biết đất nước ta nhiều hơn.
-
Chi phí điện năng để phục vụ sản xuất của các Nhà máy Dệt, May chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất. Trong khi tất cả các chi phí đầu vào cho sản xuất đều tăng, thêm vào đó Việt Nam đã chính thức hội nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc hạ giá thành sản phẩm trong đó việc giảm thiểu tiêu thụ điện năng đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà Quản lý doanh nghiệp, và nó cũng là yếu tố sống còn của Doanh nghiệp.
-
Trong ngành bao bì, sử dụng điện trở để sấy sản phẩm là phổ biến. Tuy vậy, ông Phạm Huy Phong, Trưởng Phòng Kỹ thuật – Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TPHCM (ECC), cho biết các doanh nghiệp (DN) bao bì có thể sử dụng giải pháp dùng hơi nước để sấy sản phẩm, giúp DN giảm đáng kể chi phí cho năng lượng.
-
Hiện nay chúng ta đang sử dụng hàng ngàn lò hơi các loại mà trong đó phần lớn là các lò có hiệu suất sử dụng năng lượng thấp, làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường và kém hiệu quả về mặt kinh tế. Tình hình này đặt ra yêu cầu cần thiết phải có các giải pháp giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng trong sử dụng và vận hành các lò hơi của cơ sở mình.
-
Gốm sứ là ngành cần nhiều nhiệt năng trong quá trình sản xuất. Vì vậy, ngành này còn tiềm ẩn nhiều biện pháp tiết kiệm năng lượng. Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa đã dành nhiều quan tâm cho ngành gốm sứ. Khi áp dụng, doanh nghiệp tiết kiệm hàng chục ngàn USD chi phí mở rộng sản xuất và chi phí nhiên liệu.
-
(BCN) Ngày 28/12/2006 tại Hà Nội, Bộ Công nghiệp phối hợp với Viện Vật lý và kỹ thuật ánh sáng, trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Hội thảo ’’ Dán nhãn sản phẩm chiếu sáng tiết kiệm năng lượng’’. Chương trình có sự tham gia của các doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất và có thị phần lớn về thiết bị chiếu sáng của Việt Nam như Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Công ty CP Bóng đèn Điện Quang.
-
Công ty Cao su Sao Vàng mà tiền thân là nhà máy Cao su Sao Vàng được xây dựng và lắp đặt từ năm 1960. Đây là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất các loại săm lốp ôtô, xe máy, xe đạp, các sản phẩm cao su kỹ thuật và một số chủng loại săm lốp máy bay. Từ những năm 1999-2000 Công ty đã coi TKNL là biện pháp cấp bách để giảm chi phí sản xuất.
-
Trong bối cảnh giá dầu, than đá trên thế giới liên tục biến động tăng giá, tình trạng hạn hán kéo dài, thiếu điện cục bộ đã và sẽ tiếp tục xảy ra... Vì vậy trách nhiệm của mỗi cơ quan, doanh nghiệp và mỗi người dân phải hành động tiết kiệm năng lượng.
-
Hiện nay chúng ta đang sử dụng hàng ngàn lò hơi các loại mà trong đó phần lớn là các lò có hiệu suất sử dụng năng lượng thấp, làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường và kém hiệu quả về mặt kinh tế. Tình hình này đặt ra yêu cầu cần thiết phải có các giải pháp giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng trong sử dụng và vận hành các lò hơi của cơ sở mình.