-
Gần đây, chi nhánh khách sạn Crowne Plaza tại Copenhagen Towers, Mỹ đã cho thiết lập 2 chiếc xe đạp sản xuất điện. 2 chiếc xe đạp này không dùng để đi lại mà chúng được kết nối với hệ thống cung cấp điện chính cho toàn khách sạn. Khách trọ nào đạp càng nhiều thì ngoài lợi ích sức khỏe, họ còn giành được một phiếu ăn miễn phí.
-
Một con lợn trung bình có thể cho 3,6 kg chất thải mỗi ngày. Nhóm nghiên cứu ước tính, một trang trại với 10 nghìn heo có thể sản xuất 5000 thùng dầu mỗi năm. Mỗi chú lợn sẽ có giá trị thêm 15USD.
-
GS.TSKH Phạm Văn Lang, chủ nhiệm đề tài cho biết, với mức đầu tư cho hệ thống sử dụng tro trấu để phát điện như trên là 110.000USD, sau 6 - 8 năm hoạt động có thể thu hồi vốn. Về lâu dài, GS Lang cho rằng, công nghệ này chỉ sinh lãi chứ không thể thua lỗ vì nó là chu trình sản xuất quay vòng khép kín, phế thải của công đoạn này lại là nguyên liệu của công đoạn kia
-
Ông Jonathan Coppess, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ cho rằng chương trình BCAP đang mang lại cho các nhà sản xuất sinh khối, các đơn vị chế tạo năng lượng và cả xã hội rất nhiều ích lợi. Đầu tháng 4 năm nay, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chấp nhận 4.605 hợp đồng vận chuyển hơn 4,18 triệu tấn sinh khối và thanh toán hơn 165,2 triệu USD cho những người sở hữu nguồn sinh khối này thông qua thanh toán bù trừ theo giai đoạn một của BCAP.
-
Dự án BRESL với nỗ lực chung của Việt Nam và 5 nước châu Á gồm Trung Quốc, Indonesia, Pakistan, Bangladesh và Thái Lan hướng tới mục tiêu thông qua việc kết hợp đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác kỹ thuật nhằm giải quyết rào cản hạn chế các Chính phủ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn và nhãn hiệu suất năng lượng, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất tham gia tích cực vào các chương trình dán nhãn, tạo một thị trường phát triển cho các sản phẩm và dịch vụ tiết kiệm năng lượng
-
Những dây chuyển sản xuất đồ sộ, những thiết bị máy móc cồng kềnh trong công nghiệp luôn tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Những thiết bị máy móc đó dù được thiết kế đồng bộ hiện đại, có sẵn tính năng tiết kiệm năng lượng (TKNL) đi nữa thì yếu tố người sử dụng cũng luôn đóng vai trò lớn trong việc hạn chế tối đa năng lượng tiêu hao
-
hòng thí nghiệm của NREL đã lập kỷ lục vào năm 2008 khi sản xuất được một tấm pin mặt trời dạng phim mỏng có hiệu suất 20%, sử dụng nguyên liệu bán dẫn Copper Indium Gallium diSelenide (CIGS). Một công nghệ khác cũng có triển vọng là công nghệ Cadmium-telluride (CdTe), công nghệ này tạo ra hiệu suất khoảng 16,8% cho những tấm pin.
-
GE cho biết bóng đèn LED thông minh có tuổi thọ rất cao. Với tuổi thọ 25 nghìn giờ, và thời gian sử dụng trung bình trong ngày là 4 tiếng, bóng đèn này có thể sử dụng đến 17 năm – cao hơn 25 lần so với đèn nóng sáng thông thường hay đèn halogen, và cao hơn 3 lần so với đèn huỳnh quang nén với tuổi thọ 8 nghìn giờ
-
Gần một nửa trong số 2 triệu hecta rừng thông ở bang Colorado đã bị bọ thông núi tàn phá. Ngoài ra, hàng chục triệu hecta rừng thông vân sam và ponderosa dọc miền tây nước Mỹ và Canada cũng bị ảnh hưởng, riêng bang British Columbia là 16 triệu hecta. Từ Canada tới biên giới Mexico, những khu rừng chịu ảnh hưởng của bọ thông trở nên gần như vô dụng và có nguy cơ cháy rừng rất cao
-
Chiếc máy hút bụi này là một trong những máy hút bụi vận hành êm nhất trên thế giới. Mặc dù có động cơ là 1.250W, nhưng lực hút bụi của Ultra Silencer Green vẫn tương đương với lực hút bụi của máy có động cơ 2000W nhờ ZUSG3000 có vòi hút bụi được thiết kế chuyên biệt.
-
Đá phiến sét (tên tiếng Anh là Shale) là một nguồn đá trầm tích giàu khoáng chất hữu cơ và có thể tìm được ở nhiều nơi trên thế giới. Trước kia, nó được dùng khá ít, và được xem như một nguồn khí gas. Cho đến cách đây một thập niên, khi các công ty của Mỹ phát triển một kỹ thuật mới để làm nứt đá và khoan theo chiều ngang. Từ đó sản xuất ra khí gas tự nhiên.
-
Một nhóm các nhà nghiên cứu của Học viên công nghệ Massachusetts (MIT) đã tiến một bước dài trong công nghệ sản xuất pin. Công nghệ này cho phép chế tạo ra loại pin có tỷ trọng năng lượng gấp 3 lần các loại pin thông thường
-
Bản báo cáo của Hội Ðồng Nghiên Cứu Quốc Gia Hoa Kỳ cho biết khả năng sản xuất xe hơi chạy bằng hydrogen có thể đạt mức tăng đáng kể vào năm 2015. Ước tính số xe hơi sử dụng hydrogen sẽ là 20 triệu xe vào năm 2020, 60 triệu xe đạt được năm 2035, và khi giá cả của xe chạy hydrogen cạnh tranh được với các phương tiện giao thông khác.
-
Ngày 9/3, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) đã khánh thành và đưa vào sử dụng công trình sản xuất điện từ biogas bằng công nghệ hiện đại nhất thế giới, tại Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) đã sản xuất thành công thiết bị sạc pin siêu tốc cho xe điện. Thời gian nạp pin chỉ mất 20 phút. KEPCO đang hợp tác với các hãng ô tô Hyundai và Kia để phát triển loại xe chạy hoàn toàn bằng điện.
-
Ngày 20 tháng 1 năm 2010, tại TP. HCM, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy Hiệu suất năng lượng trong sản xuất Công nghiệp thông qua Tối ưu hóa hệ thống và Các tiêu chuẩn về Quản lý năng lượng” nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đánh giá lại quá trình sử dụng năng lượng đồng thời tìm kiếm các cơ hội hỗ trợ nâng cao hiệu suất năng lượng, tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
-
Một ý tưởng cứ ngỡ như đùa đã được PGS-TS Võ Chí Chính, giảng viên trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng đưa ra cách đây hơn một năm, đang dần trở thành hiện thực khi ông sáng tạo thành công “Hệ thống thiết bị làm lạnh sử dụng năng lượng thác nước và dòng chảy tự nhiên để sản xuất nước đá phục vụ đời sống”.
-
Cơ quan năng lượng Đức đang lên kế hoạch cùng với 8 quốc gia châu Âu khác xây dựng mạng truyền dẫn điện cỡ lớn ở vùng ven biển phía bắc châu Âu nhằm đưa nguồn điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái sinh của các nước này đến với lục địa nhanh hơn.
-
Vỏ tôm có thể góp phần đáng kể vào quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường.
-
Thiết bị có tên là Thiết bị Phản ứng Thu hồi Vòng Quay Ngược (Counter-Rotating-Ring Receiver Reactor Recuperator, viết tắt là CR5) được coi là một đột phá đầy tiềm năng để thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: Xử lý chất thải cacbonic từ các cơ sở sản xuất và sản xuất khí tổng hợp dùng làm nhiên liệu thay thế các nhiên liệu truyền thống.