-
Các chuyên gia dự báo rằng toàn thế giới trong năm 2011 công suất điện từ năng lượng tái sinh sẽ tăng hơn bất kể nguồn năng lượng nào khác. Ngoài ra, cầu về năng lượng tái sinh có triển vọng sẽ tăng gấp 3 trong vài thập kỷ kế tiếp với ước tính lượng điện năng cung cấp tăng lên từ 1/5 đến 1/3 con số hiện nay.
-
Cục pin có tên Hyperion Power Module, được thiết kế để cung cấp năng lượng cho các thành phố nhỏ với số hộ dân ít hơn 20.000 nhà, cũng như những căn cứ quân đội, những công ty khai thác mỏ, những nhà máy khử muối, và thậm chí cả những tàu thương mại hoặc du thuyền. Ông John Deal, CEO của Hyperion Power, nói: “Công nghệ của chúng ta đang thay đổi diện mạo. Có rất nhiều ứng dụng thú vị”.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Công Thương sớm hoàn thiện cơ chế trình Chính phủ ban hành quy định hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích các dự án đầu tư điện gió tại Việt Nam được thuận lợi, hiệu quả. Đầu tư điện gió ở Việt Nam còn chưa phát triển do nhiều khó khăn từ điều kiện tự nhiên, thời tiết, công nghệ và đặc biệt là suất đầu tư cao dẫn tới giá thành, giá bán điện cao. Suất vốn đầu tư điện gió thế giới cũng như ở Việt Nam còn khá cao, mức dao động lớn. Mức cao nhất là 2,77 triệu USD/MW, thấp nhất là 1,77 triệu USD/MW và trung bình là 2,2 triệu USD/MW.
-
Đó là một trong những kết luận của bản báo cáo Solar Generation 6 trong cuộc nghiên cứu do Hiệp hội Công nghiệp Quang điện Châu Âu (EPIA) và Greenpeace International thực hiện. Theo ước tính của nghiên cứu này, quang đện có thể đáp ứng 12% nhu cầu của châu Âu tới năm 2020 và 9% nhu cầu toàn thế giới tới năm 2030.
-
Hiện Brazil là nước sản xuất ethanol lớn thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ), đồng thời là nhà xuất khẩu nhiên liệu sinh học lớn nhất thế giới. Tháng trước, Ủy ban châu Âu (EC) đã "bật đèn xanh" cho việc thành lập liên doanh có trụ sở đặt tại Brazil này./.
-
Trao đổi về những vấn đề quan trọng nhất của thế giới và Việt Nam hiện nay, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải khẳng định: Công nghệ mới sẽ cho phép giải quyết tốt vấn đề an ninh năng lượng, tiết kiệm năng lượng, trong đó có năng lượng chiếu sáng...
-
So với thế giới, hiệu suất sử dụng năng lượng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam rất thấp: Trong các nhà máy điện đốt than, dầu chỉ đạt 28-32%, thấp hơn 10% so với các nước khác; hiệu suất của các lò hơi công nghiệp cũng chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới 20%. Bộ Công Thương dự báo, với tốc độ sử dụng điện lãng phí như hiện nay, ngay giai đoạn 2010-2020, VN đã trở thành nước nhập khẩu và phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Do vậy, nếu giá điện tăng lên và vận hành theo giá thị trường sẽ khiến người dân hạn chế sử dụng điện và buộc các doanh nghiệp phải đầu tư máy móc, công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng hơn.
-
Đồ chơi xanh được yêu thích nhất ở Đức không phải làm từ các vật liệu tái chế hoặc vật liệu hữu cơ. Nó – con tàu vũ trụ, có một tấm pin mặt trời và chỉ hoạt động khi trẻ đút vào đó một “viên đá năng lượng” màu đỏ sáng, cũng là nguồn cung năng lượng cho món đồ chơi này.
-
Ông Jose Socrates đã trở thành Thủ tướng đầu tiên trên thế giới sử dụng xe điện để phục vụ công tác khi sắm một chiếc Nissan Leaf "đập hộp". Hôm thứ Tư vừa qua, Thủ tướng Bồ Đào Nha đã chính thức nhận 10 chiếc Nissan Leaf bản Châu Âu với mục đích dùng trong những chuyến đi công cán. Theo kế hoạch, Thủ tướng Jose Socrates sẽ dùng xe điện (trong đó có Nissan Leaf) để đi lại xung quanh khu vực thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha.
-
Các công nghệ này, một số đã đi vào ứng dụng thực tế, còn lại vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, do đó dù ít hay nhiều con người vẫn đang phải phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho biết trong khoảng 20 – 40 năm nữa, con người có thể thay thế hoàn toàn năng lượng hóa thạch bằng các dạng năng lượng tái tạo được, từ đó xây dựng một thế giới xanh, sạch hơn.
-
Sau khi phân tích chi tiết, các nhà nghiên cứu ở Illinois (Hoa Kỳ) đã nhận thấy rằng các loài cây nhiên liệu sinh học được trồng trên diện tích đất sẵn có có thể cung cấp tới một nửa lượng nhiên liệu tiêu dùng hiện nay của thế giới, mà không ảnh hưởng tới đất trồng các loài cây lương thực hay đất đồng cỏ.
-
Ngày 21/1 tại Tây Ninh, Công ty Cổ phần khoai mì Nước Trong phối hợp với Công ty Rhodia Energy GHG (thuộc tập đoàn Rhodia - Pháp) đã đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải của nhà máy chế biến tinh bột khoai mì Biogas Rhodia Nước Trong tại xã Tân Hội, huyện Tân Châu, Tây Ninh. Nhà máy được xây dựng trong khuôn viên rộng 2ha, sử dụng công nghệ phân hủy yếm khí hiện đại, đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
-
Hai công ty Toshiba và Tokyo Electric Power sẽ trình lên chính phủ Nhật Bản kế hoạch xây một trong những trạm năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới ở Bulgaria.
-
Cơ quan không gian NASA đang phát triển CNTT để xử lý nước đồng thời nó cũng được quan tâm về hiệu quả điện năng. Flynn tin rằng quá trình nghiên cứu của Công ty Statkraft sẽ dẫn tới nhiều người sử dụng hơn, điều này giúp hạ thấp giá thành. Ông gọi công trình của Statkraft là “người thay đổi trò chơ
-
Cỏ nhiên liệu có thể cung cấp ½ lượng cầu nhiên liệu trên thế giới mà không có ảnh hưởng tiêu cực tới việc sản xuất nông nghiệp. Đó là nhận định của các nhà nghiên cứu tại đại học Illinois, Hoa Kỳ. Ông Ximing Cai, giáo sư bộ môn Kỹ thuật dân dụng và môi trường đã lãnh đạo một nhóm nghiên cứu đến những vùng đất hoang vắng trên khăp thế giới phù hợp mục đích trồng cỏ nhiên liệu với ảnh hưởng tối thiểu tới nông nghiệp và môi trường.
-
Theo báo cáo của Phòng Năng lượng tái tạo Argentina (CADER), nước này đã vượt qua Mỹ để trở thành nhà sản xuất dầu diezel sinh học lớn thứ 4 trên thế giới, với sản lượng gần 2 triệu tấn/năm. CADER cho biết năm 2010, Argentina đã sản xuất 1,9 triệu tấn diezel sinh học, tăng 51% so với năm 2009 và thu về 1,9 tỷ USD. Báo cáo cũng chỉ ra rằng trong giai đoạn 2006-2010, sản xuất diezel sinh học của Argentina đã tăng tới 250%.
-
Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới đã khảo sát 21 nhà máy chế biến thủy sản trong tổng số 193 nhà máy tại ĐBSCL và ghi nhận chỉ có 40% số nhà máy này quan tâm đến tiết kiệm năng lượng.
-
Tây Ban Nha đã khẳng định vị trí là nước dẫn đầu trong ngành năng lượng tái tạo thế giới bằng việc lần đầu tiên xuất khẩu điện sang Pháp. Mưa lớn và gió mạnh liên tục trong năm 2010 khiến nguồn năng lượng tái tạo – chủ yếu từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện- đáp ứng tới 35% nhu cầu của Tây Ban Nha.
-
Năng lượng sẽ là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh EU đầu tiên do Hungary làm chủ tịch ngày 4/2 tới. Chủ tịch EU sẽ thúc đẩy việc đàm phán giữa lãnh đạo các nước tập trung vào việc cải cách thị trường năng lượng EU hiện đang gây tranh cãi cũng như thực hiện các biện pháp giúp EU giữ được vị trí trung tâm năng lượng sạch đứng đầu thế giới trước sự cạnh tranh của Trung Quốc và các nền kinh tế đang nổi khác.
-
Tạp chí Guardian (Anh) nhận định: thế giới trong năm 2010, nổi bật là tại Vương quốc Anh có sự phát triển to lớn của công nghệ “xanh”, từ xe ô tô điện cho tới trang trại phong điện và cả máy bay năng lượng mặt trời.