-
Diễn ra từ ngày 16 đến ngày 20/5 tại Hà Nội, Hội thảo “Hoàn thiện kế hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thông tin tuyên truyền cho điện hạt nhân”. nhằm mục đích hoàn thiện Kế hoạch tổng thể hợp tác với IAEA về phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân (IMP) giai đoạn 2015.
-
Các nhà khoa học Nhật Bản đã có một phát hiện tình cờ mà họ hy vọng sẽ trở thành một cuộc cách mạng truyền dẫn năng lượng hiệu quả: Rượu vang đỏ giúp tạo ra chất siêu dẫn. Họ cũng dự định công bố phát hiện đáng kinh ngạc này vào cuối năm nay, nhân dịp kỷ niệm 100 năm khám phá ra hiện tượng siêu dẫn, cho phép truyền dẫn điện không hao hụt qua những vật chất nhất định.
-
Xăng sinh học dành cho phản lực cơ chiến đấu, pin mặt trời dành cho thủy quân lục chiến là những công nghệ thân thiện với môi trường mà quân đội Mỹ đang ứng dụng.Quân đội Mỹ còn muốn giảm lượng nhiên liệu hóa thạch tại các căn cứ quân sự của họ. Một trong số đó là địa nhiệt. Ngoài ra họ còn khuyến khích các căn cứ quân sự tận dụng năng lượng từ gió, sóng biển và ánh sáng mặt trời.
-
Các nhà khoa học của Trường ĐH Standford (Mỹ) đã phát minh một loại pin mới có thể tận dụng nguồn năng lượng hóa học từ các cửa sông để tạo ra nguồn điện năng lớn.Quá trình tạo ra điện năng của pin cũng có thể được đảo ngược để loại bỏ muối từ nước biển nhằm sản xuất nước uống.
-
Theo Đài Bắc Kinh, mẫu xe máy chạy bằng năng lượng mặt trời rẻ nhất thế giới đã ra mắt tại Pun của Ấn Độ với giá 578 USD. Mẫu xe máy này do kỹ sư Khan và các đồng sự nỗ lực thiết kế trong vòng ba tháng.
-
Động cơ và máy bơm là thiết bị tiêu thụ điện lớn nhất trong các cơ sở sản xuất, chiếm khoảng 80% tổng năng lượng điện của một cơ sở sản xuất. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến mới, các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho phép các động cơ và máy bơm có thể tiết kiệm điện khoảng 20% tổng khối lượng điện năng tiêu thụ.
-
Xe năng lượng mặt trời của Ezinc được thiết kế và sản xuất bởi các kỹ sư giàu kinh nghiệm và kỹ sư tương lai của Ezinc từ Đại học Erciyes. Đội Ezinc thiết kế và sản xuất chiếc xe này trong 2 năm. Có 39 chiếc xe năng lượng mặt trời trong cuộc đua. Ezinc-ERU mobil hoàn thành cuộc đua với thành công và xếp hạng 8 trong 39 xe ô tô.
-
Tổ hợp này sẽ khai thác tối đa năng lượng mặt trời nhờ việc lắp đặt các tấm quang điện trên tất cả các bề mặt mái che của tổ hợp. Thêm vào đó, Wiscombe đã thiết kế một hệ thống cửa sổ trong suốt tráng lệ dựa trên sự hình thành các hoa văn tinh thể trong tự nhiên. Các cửa sổ uốn cong và khúc xạ ánh sáng như pha lê thực, tạo nên lớp sáng vô định hình từ bên ngoài. Những cửa sổ đầy bọt bong bóng trải khắc tòa nhà được chế tạo từ nhựa ETFE, có đặc điểm rất nhẹ và có thể tạo thành nhiều lớp để giảm hấp thụ nhiệt trong mùa hè và mất nhiệt trong mùa đông.
-
Giáo sư địa, vật lý Mỹ Klaus Lackner có ý tưởng táo bạo tạo ra cây tổng hợp mô phỏng cây xanh tự nhiên và hấp thu CO2 trong không khí thông qua hệ thống lọc. Cảm hứng từ phát kiến của giáo sư Lackner, một số sáng kiến công nghệ đang lần lượt xuất hiện. Những cây xanh nhân tạo này cung cấp năng lượng bền vững. Nhưng so với cây tự nhiên, cây nhân tạo dễ bảo dưỡng hơn, không đòi hỏi xén tỉa thường xuyên và có thể di chuyển đến bất cứ nơi đâu theo yêu cầu môi trường. Ngoài ra, cây nhân tạo phát triển trong mọi điều kiện thời tiết, không cần đến nước tưới, chăm sóc, gieo trồng…
-
Trung tâm dữ liệu “xanh”, sử dụng năng lượng hiệu quả của Facebook được kì vọng là sẽ nhận được chứng nhận LEED Gold (chứng nhận kiến trúc thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng) nhờ tính năng tiết kiệm năng lượng, trong đó bao gồm khả năng giảm 38% mức tiêu thụ năng lượng so với các trung tâm lưu trữ dữ liệu khác.
-
Dana Gas, công ty năng lượng lớn nhất Trung Đông đã phát hiện mỏ khí gas mới tại khu vực đồng bằng sông Nile. Theo một ước tính sơ bộ, mỏ mới có thể có trữ lượng hơn 1,698 tỷ mét khối khí đốt.
-
Đại học UC, Hoa kỳ, đã vinh dự nhận được 50 chứng nhận LEED, nhiều nhất trong tất cả các trường Đại học khác ở Hoa kỳ. Chứng nhận LEED được trao tặng cho trường Đại học UC, Hoa Kỳ, như là một sự công nhận của việc sử dụng năng lượng hiệu quả.
-
Với màu xanh lá cây đúng với tên gọi "chiếc lá", chiếc laptop này được thiết kế dựa trên ý tưởng về một chiếc laptop thân thiện với môi trường với một tấm pin năng lượng mặt trời ở mặt sau của máy. Để sạc máy, tất cả việc bạn cần làm là mở nó ra cho phẳng, hoặc máy sẽ tự động sạc nếu bạn đang ở ngoài trời. Như vậy, bạn sẽ có một chiếc laptop sử dụng vĩnh viễn mà không cần một bộ chuyển đổi cồng kềnh.
-
Sau hơn 3 tháng vận hành thử nghiệm, xưởng thực nghiệm năng lượng sinh học đã cho ra lò mẻ cồn đầu tiên từ rơm rạ với hiệu suất đạt 5% - 100kg rơm rạ ban đầu cho 21 lít cồn 97%.
Cồn này sẽ được tiếp tục chưng cất để cho ra cồn tinh khiết 99,6% làm nhiên liệu cho động cơ. Đây là xưởng sản xuất nhiên liệu sinh học có công suất khoảng 80 lít nhiên liệu thành phẩm /tháng.
-
Chiếc máy bay chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời Solar Impulse vừa hoàn tất chuyến bay quốc tế đầu tiên của mình từ Thụy Sĩ sang Bỉ trong khoảng 13 giờ. Chiếc máy bay có sải cánh dài 61 mét với hơn 12.000 tấm pin mặt trời, đã thực hiện chuyến bay hôm 13.5 không cần nhiên liệu và không gây ra bất kỳ sự ô nhiễm nào.
-
Ngày 14/5, tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, Công ty Công nghiệp năng lượng Đông Dương đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời công suất 120 MW/năm. Nhà máy có tổng công suất 120 MW/năm, xây dựng trên diện tích gần 12 ha gồm 4 modul và các dây chuyền phụ trợ công nghệ châu Âu và Mỹ. Tổng mức đầu tư 390 triệu USD.
-
Hydro là một loại nhiên liệu sạch mà hiện nay hầu hết được sản xuất từ khí thiên nhiên, do đó sinh ra rất nhiều CO2. Một phương pháp mới, sạch hơn là sản xuất nhiên liệu hydro từ ánh sáng mặt trời và nước. Quá trình này gọi là quang-điện hóa, hay PEC, để phân tách phân tử nước. Khi ánh sáng mặt trời tác động vào các tấm pin PEC, năng lượng mặt trời được hấp thụ và sử dụng để phân tách phân tử nước thành là hydro và oxy.
-
“Chiếc lá đặc biệt” của MIT có kích thước chỉ bằng một quân bài (nhưng mỏng hơn) và được làm bằng silicon, điện tử kèm chất xúc tác niken và cobalt – vốn là những vật liệu rẻ tiền và dễ kiếm. Khi được đặt trong một gallon (3,78 lít) nước dưới ánh sáng mặt trời, thiết bị có thể sản xuất ra nguồn điện đủ để một hộ gia đình ở một nước đang phát triển dùng trong một ngày. Thậm chí, chúng có thể dự trữ năng lượng ngay khi không được mặt trời chiếu sáng.
-
Trong 3 dự án Nhà máy SXNL sinh học đang được thực hiện thì Lãnh đạo tập đoàn đánh giá cao nhất Dự án NM SXNL sinh học Bình Phước. Việc cho đến thời điểm này dự án đang được thực hiện với tiến độ ổn định và vượt so với dự kiến khoảng 5%, chi phí phát sinh đang ở mức thấp và đang được các bên tham gia kiểm soát tốt.
-
Các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát triển công nghệ cho phép biến âm thanh thành điện năng, từ đó có thể sạc pin điện thoại di động bằng lời nói của người sử dụng.Công nghệ này sử dụng những dây ôxít kẽm siêu nhỏ được kẹp giữa hai điện cực. Một miếng đệm hấp thu âm thanh ở bên trên thiết bị sẽ dao động khi sóng âm thanh chạm vào khiến những sợi dây ôxít kẽm bị ép và thả lỏng liên tục. Chuyển động này sẽ tạo ra dòng điện và sau đó được dùng để sạc pin.
-
Theo hãng này công bố thì chip của Via có thể tiết kiệm tới 21% điện năng so với các đối thủ cạnh tranh. Bộ xử lý của Via sản xuất là dựa trên công nghệ 40nm. Ở phiên bản 64 bit, tốc độ 1,2+Ghz có bộ nhớ đệm L2 4MB và Buss 1333Mhz cho ép tăng xung nhịp lên tới 1,46Ghz. Bộ xử lý này có kích thước chỉ bằng đồng xu, chip hoàn toàn tương thích với các hệ thống hiện có của hãng.
-
Nhờ sử dụng loại pin lithium-ion công suất lớn, những chiếc xe này có thể chạy liên tục hơn 8 tiếng đồng hồ mới cần sạc lại. Ngoài ra, chiếc xe còn được điều khiển hoàn toàn bằng máy vi tính, với một màn hình bên trong cabin để người điều khiển có thể dễ dàng theo dõi tiến độ của những chiếc xe khác cùng loại.
-
Dự án tận dụng bã mía từ Nhà máy đường số 2 của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa để tái sản xuất 12,5 MW điện đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp phép đầu tư với số vốn 260 tỷ đồng. Dự án tận dụng bã mía từ Nhà máy đường số 2 của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa để tái sản xuất 12,5 MW điện đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp phép đầu tư với số vốn 260 tỷ đồng.