-
“Chiếc lá đặc biệt” của MIT có kích thước chỉ bằng một quân bài (nhưng mỏng hơn) và được làm bằng silicon, điện tử kèm chất xúc tác niken và cobalt – vốn là những vật liệu rẻ tiền và dễ kiếm. Khi được đặt trong một gallon (3,78 lít) nước dưới ánh sáng mặt trời, thiết bị có thể sản xuất ra nguồn điện đủ để một hộ gia đình ở một nước đang phát triển dùng trong một ngày. Thậm chí, chúng có thể dự trữ năng lượng ngay khi không được mặt trời chiếu sáng.
-
Trong 3 dự án Nhà máy SXNL sinh học đang được thực hiện thì Lãnh đạo tập đoàn đánh giá cao nhất Dự án NM SXNL sinh học Bình Phước. Việc cho đến thời điểm này dự án đang được thực hiện với tiến độ ổn định và vượt so với dự kiến khoảng 5%, chi phí phát sinh đang ở mức thấp và đang được các bên tham gia kiểm soát tốt.
-
Các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát triển công nghệ cho phép biến âm thanh thành điện năng, từ đó có thể sạc pin điện thoại di động bằng lời nói của người sử dụng.Công nghệ này sử dụng những dây ôxít kẽm siêu nhỏ được kẹp giữa hai điện cực. Một miếng đệm hấp thu âm thanh ở bên trên thiết bị sẽ dao động khi sóng âm thanh chạm vào khiến những sợi dây ôxít kẽm bị ép và thả lỏng liên tục. Chuyển động này sẽ tạo ra dòng điện và sau đó được dùng để sạc pin.
-
Theo hãng này công bố thì chip của Via có thể tiết kiệm tới 21% điện năng so với các đối thủ cạnh tranh. Bộ xử lý của Via sản xuất là dựa trên công nghệ 40nm. Ở phiên bản 64 bit, tốc độ 1,2+Ghz có bộ nhớ đệm L2 4MB và Buss 1333Mhz cho ép tăng xung nhịp lên tới 1,46Ghz. Bộ xử lý này có kích thước chỉ bằng đồng xu, chip hoàn toàn tương thích với các hệ thống hiện có của hãng.
-
Nhờ sử dụng loại pin lithium-ion công suất lớn, những chiếc xe này có thể chạy liên tục hơn 8 tiếng đồng hồ mới cần sạc lại. Ngoài ra, chiếc xe còn được điều khiển hoàn toàn bằng máy vi tính, với một màn hình bên trong cabin để người điều khiển có thể dễ dàng theo dõi tiến độ của những chiếc xe khác cùng loại.
-
Dự án tận dụng bã mía từ Nhà máy đường số 2 của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa để tái sản xuất 12,5 MW điện đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp phép đầu tư với số vốn 260 tỷ đồng. Dự án tận dụng bã mía từ Nhà máy đường số 2 của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa để tái sản xuất 12,5 MW điện đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp phép đầu tư với số vốn 260 tỷ đồng.
-
Cấu tạo của chiếc bếp sẽ cho chúng ta hiểu thêm vì sao nó thân thiện với môi trường và giảm bớt nguy hại cho sức khỏe người phụ nữ so với việc dành hàng giờ liền bên chiếc bếp truyền thống. Chiếc bếp có cấu tạo như một chiếc hộp, bên trên có khoét một lỗ lớn làm miệng bếp. Dưới miệng bếp đó được đặt một khay làm bằng màng kim loại, khay này sẽ được dùng để đựng bấc làm bằng vải sợi tự nhiên.
-
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã trình diễn vi mạch chứa 145 pin nhiên liệu ô-xít rắn hay còn gọi là chip pin nhiên liệu (Fuel cells on-a-chip) nhằm thay thế các loại pin nhỏ.Trước đó, nhóm nghiên cứu, dẫn đầu là giáo sư và nghiên cứu sinh Shriram Ramanathan đã chứng minh được khái niệm về film mỏng (thin–film) của pin nhiên liệu ô-xít rắn, nhưng chỉ ở kích thước rất nhỏ nhằm thay thế các pin nhỏ (small batteries).
-
WiTricity, một công ty có trụ sở tại Massachusetts sử dụng một công nghệ nạp điện cộng hưởng, có thể nạp điện mà không gần kết nối trực tiếp. Công ty này tin rằng công nghệ của họ có hiệu suất cao hơn nhiều so với công nghệ cảm ứng điện từ, một công nghệ nạp điện không dây khác dựa trên nguyên lý điện từ.
-
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã chế tạo một hợp kim nhôm mới vừa làm ra nước uống vừa sản sinh năng lượng. Hợp kim do nhóm chuyên gia thuộc Đại học Purdue ở thành phố West Lafayette, bang Indiana, chế tạo bao gồm nhôm, gallium và thiếc. Nó có thể được sử dụng cho công nghệ mới biến nước nhiễm bẩn thành nước uống và tạo ra điện năng.
-
Hiện nay, nơi đây đã trở thành bể bơi thân thiện môi trường nhất quốc gia. Bể bơi đại diện không chỉ cho bước nhảy vọt về sự đổi mới mà còn thể hiện ý chí bảo tồn lịch sử, tiết kiệm năng lượng. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ 80 pa-nô nhiệt mặt trời được áp dụng vào bể bơi tạo ra sự tiết kiệm điện, nước và hóa chất bằng cách sử dụng hệ thống nước mặn.
-
Theo hãng ABC đưa tin, trường Đại học quốc gia Australia (ANU) đã hợp tác với một nhà sản xuất Trung Quốc để thương mại hóa công nghệ sản xuất pin mặt trời mới. Sự khan hiếm silicon chất lượng cao là một trong những yếu tốt đẩy giá của mái nhà pin mặt trời lên rất cao. Phần lớn các pin mặt trời tồn tại trên thị trường hiện nay hoạt động dựa vào các linh kiện silicon chất lượng cao.
-
Dòng bóng đèn mới này sử dụng các nguyên tố halogen, tiết kiệm được 20% năng lượng so với các bóng đèn sợi tóc truyền thống. Nó đã đáp ứng đủ hoặc vượt qua cả tiêu chuẩn sử dụng năng lượng hiệu quả do Đạo luật độc lập và an ninh năng lượng EISA năm 2007. Người sử dụng có thể lựa chọn các mức điện năng khác nhau.
-
Quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học thông thường đòi hỏi các thao tác xử lý khác nhau, ví dụ như sử dụng nhiệt độ và áp suất cao để phá vỡ sinh khối. Giảm được những thao tác này sẽ giúp giảm giá thành vận chuyển nhiên liệu lỏng sản xuất từ các cây nguyên liệu chứa ligno-xenluloza như cây bạch dương. Hiện tại, cây dương đang là ứng viên hàng đầu trong việc lựa chọn nguyên liệu sản xuất sinh khối để chuyển hóa thành nhiên liệu sạch.
-
Theo chuyên san Nature Nanotechnology, các nhà khoa học thuộc trường Bách khoa Lausanne (Thụy Sĩ) vừa nghiên cứu thành công một loại vật liệu từ khoáng vật molybdenite (MoS2) có thể giúp chế tạo ra các bộ vi mạch nhỏ hơn và tiết kiệm điện hơn nhiều so với hiện nay.
-
Trần Quốc Hiệu, 24 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ đại học Bách Khoa TP HCM và đại học Grenoble INP của Pháp, đã nghiên cứu và chế tạo chiếc máy phát điện chạy bằng gió, với công suất 60 kW một tháng. Với lượng điện năng này, một hộ gia đình ở nông thôn có thể đủ thắp sáng.
-
Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là giáo sư Christian Wetzel, giáo sư vật lý tại Rensselaer, đã tiến hành khắc axit một đường với kích thước nano trên bề mặt giữa phần đế bằng ngọc bích và lớp Gali nitơ (GaN) của đèn LED nhờ đó đèn có thể phát ra ánh sáng xanh. Nhìn chung, phương pháp mới này giúp tạo ra đèn LED xanh với hiệu suất và khả năng phát sáng tăng gấp nhiều lần.
-
Máy bay năng lượng mặt trời (Solar impulse) nổi tiếng của Thụy Sĩ và duy nhất trên thế giới đã sẵn sàng cho chuyến bay quốc tế đầu tiên tới thủ đô Brussels của Bỉ. Dự kiến chuyến bay này sẽ diễn ra vào ngày 2/5, nếu điều kiện thời tiết tốt.
-
Với sản lượng gần 40 triệu tấn lúa, nước ta ít nhất sẽ có khoảng 4 triệu tấn cám gạo. Theo lí thuyết lượng dầu có thể tách từ 15-32%, tức là cứ 1 triệu tấn cám sẽ thu được 150 – 320 ngàn tấn dầu. Lượng dầu cám này qua quá trình este hóa sẽ chuyển thành biodiesel dùng thay thế nguồn năng lượng hóa thạch. .
-
Đèn huỳnh quang của Rạng Đông sử dụng bột phát quang 3 màu tiết kiệm điện năng hơn 10% so với bóng đèn loại cũ cũng của Rạng Đông sản xuất, là loại đèn huỳnh quang chỉ sử dụng bột màu halophotphat thường mà người dân hay sử dụng. Đèn huỳnh quang sử dụng bột phát quang 3 màu còn cho ánh sáng cao hơn so với loại đèn huỳnh quang đời cũ khoảng 25%-30%.
-
Ngày 27/4/2011, TCty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) làm lễ phát lệnh khởi công “dự án gạch không nung Đông Hồi” tại khu công nghiệp Đông Hồi Huyện Quỳnh Lưu Tỉnh Nghệ An. Công suất sản phẩm là 400.000 m3/năm, tổng dự án đầu tư là 819 tỷ đồng.Đây là một dự án đầu tư mới, phù hợp với qui hoạch phát triển tổng thể ngành vật liệu xây dựng đến năm 2020 đã được Chính phủ đã phê duyệt.
-
Thủ tướng Úc Julia Gillard đã công bố phê chuẩn dự án trị giá 104.7 triệu đôla để đưa năng lượng mặt trời vào nhà máy sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của Queensland. Nhà máy điện Kogan Creek công suất 750 megawatt, sản xuất điện từ than, đặt tại phía Tây Nam Queensland sẽ tiếp nhận thêm hệ thống nhiệt mặt trời công suất 44MW vào lưới điện, đưa nó trở thành dự án lớn nhất thế giới ở dạng này.
-
Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết, 100.000 tấn gỗ có thể tạo ra 10.000 kW điện, mà trong số 25 triệu tấn rác dồn lại sau thảm họa thì có tới 75% là rác gỗ. Bộ Nông nghiệp nước này hy vọng bằng cách đó có thể bù lại phần nào lượng điện theo dự đoán sẽ thiếu hụt trong mùa hè năm nay.