-
Siemens Healthcare đang phát triển một giải pháp điện mặt trời có thể cung cấp điện năng cho các thiết bị ảnh y tế bao gồm MRI, CT, hệ thống X quang và quét bằng sóng siêu âm. Siemens cho biết công nghệ này sẽ giúp ích lớn các trung tâm y tế ở nông thông, nơi mà tình trạng thiếu điện vẫn còn ở mức cao.
-
Trận lũ lụt lịch sử xảy ra ở Australia trong những ngày cuối năm 2010 đòi hỏi nỗ lực cứu trợ trên quy mô lớn. Cũng từ thảm họa này, người ta nhận ra nhu cầu cấp thiết là cần có một thiết bị cung cấp năng lượng ổn định, có tính cơ động cao để thay thế máy phát điện bằng dầu diesel thông thường. Sự hợp tác giữa hai công ty chuyên sản xuất thiết bị năng lượng mặt trời FTL Solar và Ascent Solar đã cho ra đời một giải pháp ưu việt: những tấm pin mặt trời linh hoạt vừa cung cấp năng lượng sạch vừa có thể dùng làm lều tránh nạn.
-
Tin mới cho vùng sa mạc Tây Nam: sẽ có những nhà máy điện mặt trời với khả năng tạo ra điện năng ngay cả khi không có mặt trời tại nơi đây. Tập đoàn Abengoa Solar hi vọng có thể khởi công xây dựng vào giữa năm 2011 tại một nhà máy ở bang Arizona, giúp dữ trự nhiệt mặt trời, có thể cung cấp điện năng thêm 6 tiếng/ngày so với công suất bình thường. Nhiệt mặt trời sẽ tạo ra hơi nước làm quay các tuabin điện.
-
Chúng ta biết rằng các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra điện năng từ quá trình quang hợp của thực vật. Trong một nghiên cứu mới đây tại trường Đại học Tel Aviv, nhóm nghiên cứu đã chứng minh được một loại động vật – loài ong bắp cày Orential, cũng có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời và biến đổi thành điện năng nhờ phần sọc nâu, vàng trên cơ thể chúng.
-
Công ty mạng lưới điện quốc gia (SGCC), tập đoàn điện lớn nhất Trung Quốc tuyên bố, họ dự định xây dựng thêm các trạm sạc điện ở Bắc Kinh và nhiều thành phố khác trong năm 2011 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với xe điện.
-
Một công ty Mỹ vừa chế tạo thiết bị giống một chiếc dùi cui có khả năng sạc điện cho các thiết bị di động bằng cách sử dụng năng lượng tạo ra từ việc đi bộ, leo núi hoặc chạy, theo Physorg.
-
Nguồn tin của Công ty Meteo Systems, Thụy Sĩ cho biết trên cơ sở áp dụng phát minh của Liên Xô(cũ). Các nhà khoa học Thụy Sĩ đã tạo được mưa trên sa mạc theo đơn đặt hàng của Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất(UAE).
-
Tại buổi họp báo tổ chức ngày 10/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Gerhard Schutz cũng cho biết đây là giải pháp cho phép chuyển nhiệt lượng của khí thải thành điện năng sạch, tái sử dụng nhiệt thải làm năng lượng vận hành. Tổng số vốn đầu tư cho dự án là 28 triệu USD, trong đó 10 triệu USD được sử dụng cho giai đoạn bảo trì.
-
New Generation Biofuels Holdings, Inc. – nhà phát triển công nghệ nhiên liệu sinh học vừa khẳng định một lần nữa về hợp đồng đánh giá sử dụng nhiên liệu sinh học trong hệ thống lò hơi với thành phố Baltimore trong thời gian 1 năm. Theo công ty này đặt ở Columbia, Maryland, khối lượng lớn nhất của chương trình lần này có thể đạt 440 nghìn gallon.
-
Hội chợ quốc tế hàng điện tử tiêu dùng tại Los Angeles, Mỹ, từ 6 đến 9-1 cho trưng bày thiết bị 2 trong 1 mang tên Eton (ảnh), trong đó vừa là radio vừa là sạc điện thoại di động qua ngõ USB.
-
Một nhóm kiến trúc sư Italia đã đưa vào ứng dụng một loại vật liệu mới trong xây dựng đó là loại xi măng “trong suốt” cho phép ánh sáng xuyên qua. Vật liệu này giúp các bức tường nhà bạn giống như những cửa sổ khổng lồ, vì thế nó sẽ tiết kiệm được rất nhiều năng lượng chiếu sáng vào ban ngày.
-
Tạp chí Guardian (Anh) nhận định: thế giới trong năm 2010, nổi bật là tại Vương quốc Anh có sự phát triển to lớn của công nghệ “xanh”, từ xe ô tô điện cho tới trang trại phong điện và cả máy bay năng lượng mặt trời.
-
Các thành tựu khoa học công nghệ có thể trở thành gánh nặng cho hành tinh chúng ta bởi càng nhiều sản phẩm được sản xuất cũng đồng nghĩa với sự gia tăng lượng khí nhà kính, rác thải vào môi trường, làm thay đổi các hệ sinh thái. Hiểu được vấn nạn này, ngày càng nhiều các nhà sản xuất chú trọng đến các sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần thay đổi thói quen và nhận thức của mọi người, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ trái đất.
-
Một lò phản ứng đơn giản mô phỏng thực vật đã thực hiện thành công trong việc chuyển hóa ánh sáng Mặt trời thành nhiên liệu. Phát kiến này đã nhóm lên hy vọng giúp con người sản xuất loại nhiên liệu dạng lỏng có thể tái sinh.
-
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa chế tạo thành công hợp kim mới tương tự kim loại hiếm palladium - kim loại hiếm nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Hợp kim mới do nhóm nghiên cứu của giáo sư Hiroshi Kitagawa của trường Đại học Kyoto sản xuất bằng công nghệ nano, và có các đặc tính tương tự như các đặc tính của palladium - một kim loại hiếm nằm giữa rhodium và bạc trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
-
Tân Hoa Xã ngày 3/1 đưa tin các nhà khoa học Trung Quốc đã đạt được đột phá trong công nghệ tái xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng, qua đó mở ra triển vọng giúp giải quyết những khó khăn về nguồn cung urani mà Trung Quốc đang phải đối mặt.
-
TS. Gene Tackle (Đại học Iowa, Mỹ) hợp tác với TS. Julie Lundquist (Đại học Colorado) vừa nghiên cứu thành công tác động của tua bin gió đối với đất và cây trồng nông nghiệp.
-
Từ tảo và các mảnh gỗ tới cỏ và những chất thải rắn, các nhà khoa học đang nỗ lực tìm kiếm loại nguyên liệu thô có thể mang đến một thế hệ nhiên liệu tái tạo mới, đủ dồi dào để chiếm phần đáng kể trên thị trường năng lượng. Trang Discovery đưa tin, công ty chuyên doanh thịt lớn nhất thế giới đã tìm được câu trả lời cho bài toán nhiên liệu tái tạo ngay trong chính các cơ sở của họ: mỡ động vật.
-
PGS.TS.Từ Diệp Công Thành, Trường đại học bách khoa TP.HCM đã nghiên cứu giải pháp mới thay thế cho các hệ thống truyền động truyền thống, hệ thống này là sự “lai ghép” giữa điện và thủy lực.
-
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ Công Thương cần đẩy mạnh triển khai Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 và sớm tổ chức nghiên cứu, đề xuất chính sách khuyến khích tiêu dùng nhiên liệu sạch, nhiên liệu sinh học (NLSH).
-
Ưu điểm của công nghệ này là có thể sản sinh diesel trực tiếp từ cellulose nên có thể rút ngắn quy trình sản xuất diesel sinh học hiện tại. Các nhà sinh vật học tại Đại học Montana (Mỹ) vừa phát minh phương pháp sản xuất ra nhiên liệu sinh học bằng cách sử dụng một loại nấm đặc biệt có tên là Glilocladium roseum sinh trưởng ở vùng rừng ẩm Patagonia, phía Nam Argentina.
-
Việc sấy dầu FO là khâu bắt buộc tạo ra độ nhớt nhất định để phun tơi sương cần thiết trước khi được đưa vào đốt trong lò hơi, cho nên dùng năng lượng mặt trời để sấy nóng dầu này, tiết kiệm được một lượng điện năng khá lớn. Đồng thời bài báo trình bày các bước thực hiện và xây dựng công thức tính tóan trao đổi nhiệt ống lồng ống giữa dầu thô FO với nước nóng và tính tóan bộ thu năng lượng mặt trời để cấp nước nóng sấy dầu FO sử dụng cho lò hơi công suất 100kg/h.
-
Các nhà khoa học Mỹ và Thụy Sĩ đã phát triển thành công một loại máy có khả năng biến năng lượng mặt trời thành nhiên liệu.