-
Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng khối APEC vừa diễn ra vào trung tuần tháng 6 tại Fukui, Nhật Bản, đã kết luận rằng việc phát triển các nguồn năng lượng sạch, trong đó có năng lượng hạt nhân nên được đẩy mạnh trong khu vực.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện việc xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất, sử dụng nhiên liệu sinh học (NLSH), mạng lưới thí điểm cung cấp nhiên liệu sinh học và các mô hình thử nghiệm sản xuất dầu diesel sinh học (B5).
-
Tập đoàn Panasonic hiện thực hóa Ngôi nhà sinh thái trong mơ trong khuôn viên Khu trung tâm phức hợp của mình tại Thủ đô Tokyo (Nhật Bản) để thể hiện chiến lược "ý tưởng sinh thái toàn cầu" nhằm hưởng ứng những hoạt động về biến đổi khí hậu và nỗ lực cổ súy cho sự phát triển bền vững gắn với gìn giữ môi trường từ ý tưởng sinh thái trong sản xuất, tới sản phẩm và toàn cộng động
-
Một quy trình mới đang được thử nghiệm bởi các kỹ sư hóa học của Đại học Purdue, Mỹ nhằm tăng sản lượng hydro ở nhiệt độ tế bào nhiên liệu mà không cần sử dụng chất xúc tác.Thử nghiệm này hứa hẹn sẽ được ứng dụng ở loại xe chạy bằng hydro và các thiết bị điện tử cầm tay khác như máy ảnh kỹ thuật số, thiết bị chẩn đoán y tế, máy khử rung tim, điện thoại di động và laptop. Nghiên cứu có thể thúc đẩy một quá trình mới này được tài trợ bởi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ.
-
Một công viên điện gió lớn nhất châu Phi trị giá 250 triệu euro đã được vua Morocco Mohammed VI khánh thành tại thành phố Melloussa. Công viên này có công suất 140 megawatt và bao gồm 165 máy phát điện bằng sức gió. Nó được xây dựng bằng nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng đầu tư châu Âu (80 triêu euro) và các ngân hàng như Intituto Credito Official của Tây Ban Nha (100 triệu euro), Kreditanstalt fur Wiederaufbau (50 triệu euro) và Cơ quan quốc gia về nước của Morocco (20 triệu euro).
-
Nga vừa hạ thủy tổ máy năng lượng hạt nhân nổi đầu tiên của nước này và cũng là thành tố cơ bản của trạm điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới - một công trình có khả năng cung cấp năng lượng rẻ đến mọi nơi của Trái Đất.
-
Trong khi nhiều đơn vị làm điện năng lượng mặt trời bằng cách nhập thiết bị từ nước ngoài về lắp đặt thì kỹ sư Trịnh Quang Dũng, Phòng Phát triển công nghệ điện năng lượng mặt trời, Viện Vật lý TPHCM cùng cộng sự đã nghiên cứu chế tạo thiết bị ngay trong nước. Thành công này đã đưa Việt Nam là nước thứ 6 làm chủ công nghệ điện mặt trời nối lưới thông minh tại châu Á.
-
PolyWhey hiện được bình chọn là 1 trong 10 sản phẩm xây dựng xanh ở Mỹ. Không giống như các bề mặt cứng của các loại chất phủ khác, độ cứng của sản phẩm phủ này đã được chứng minh thích hợp với các loại sàn đòi hỏi chất lượng chuyên nghiệp tinh vi
-
Ưu điểm nổi bật là chip hoạt động với công suất thấp, mức điện áp cung cấp thấp và cung cấp nhiều giải pháp kiểm soát điện áp ngõ ra. Ngoài ra, TH7150 còn cung cấp các tính năng tiên tiến như có chức năng bảo vệ quá dòng hoặc ngắn mạch, chức năng bảo vệ quá nhiệt và giám sát mức điện áp ngõ ra – hạn chế khả năng mức điện áp ngõ ra giảm quá 10%. Ba chức năng này đảm bảo hoạt động tại ngõ ra luôn ổn định và tránh các hư hại do ảnh hưởng của quá nhiệt hay quá dòng
-
Bên cạnh việc chuẩn bị tốt các văn bản pháp lý về điện hạt nhân, Việt Nam đang rất tích cực đào tạo đội ngũ chuyên gia lĩnh vực này… Đó là nhận xét của nhiều chuyên gia nước ngoài tại hội thảo quốc tế “Công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân” do Bộ KH-CN vừa tổ chức.
-
Một nhóm nhà khoa học làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia, Mỹ đang tập trung nghiên cứu các bước cơ bản để tạo ra nhiên liệu tổng hợp lỏng với sự trợ giúp của các tấm pin mặt trời. Mục đích của quá trình này là giảm đáng kể lượng khí thải CO2.
-
Một vài loại vi khuẩn có thể phân hủy dầu. Liệu những vi khuẩn này có thể giúp các công ty thay đổi phương pháp khai thác năng lượng từ dầu trong khi vẫn giảm được lượng khí thải CO2 trong quá trình đốt dầu và xăng hay không? Việc này là hoàn toàn khả thi, theo Steve Larter.
-
Hiện nay, pin mặt trời hiệu suất cao chỉ được dùng cho các thiết bị ngoài vũ trụ vì chi phí rất lớn. Trường đại học kỹ thuật Eindhoven, Hà Lan, với 1,2 triệu euro tiền tài trợ từ chính phủ, muốn phát triển loại pin mặt trời giá rẻ hiệu suất cao. Họ hình dung rằng, pin mặt trời của họ sẽ có hiệu suất 65%, vượt xa cả hiệu suất của các vệ tinh.
-
Càng ngày nhân loại càng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tiết kiệm năng lượng hiện hữu và phát hiện nguồn năng lượng mới. Live Science, website chuyên về lĩnh vực khoa học, đã tổ chức cuộc bình chọn các nguồn năng lượng tiết kiệm và thay thế. Sau đây là các chọn lựa hàng đầu của họ.
-
Không chỉ là làm chảy nhựa phế thải và ép lại chúng, quá trình của ông Pol tiếp tục làm nóng các túi nhựa hoặc các phế thải nhựa vượt qua điểm tan chảy. Ông giữ vật liệu này trong một thùng gắn xi có khả năng tạo sức ép khiến khối vật liệu ngày càng nóng hơn và trở thành một dạng khí đốt.
-
Vào mùa hè, nhu cầu sử dụng điện cho các mục đích làm mát, chạy điều hòa, quạt điện của người dân tăng lên đáng kể. Theo số liệu chính thức của Bộ năng lượng Mỹ, một ngôi nhà tiêu chuẩn sử dụng hơn 50% năng lượng cho việc điều hòa không khí. Trong khi đó, khả năng cung cấp của các nhà máy điện là có hạn. Do vậy, không chỉ ở Việt Nam, nhiều khu vực trên thế giới thường xuyên xảy ra tình trạng cắt điện trong nhiều ngày, gây bất tiện trong sinh hoạt của người dân cũng như những thiệt hại cho nền kinh tế địa phương.
-
Gần đây được biết, trong quá trình phát triển từ nguồn năng lượng truyền thống sang nguồn năng lượng mới, khí đốt sẽ chiếm vị trí quan trọng trong cấu trúc năng lượng thế giới và toàn cầu sẽ chào đón một thời kỳ phát triển lớn.
-
Ngày 26/6, trạm nạp điện lớn nhất ở Trung Quốc dành cho xe ôtô chạy điện đã được đưa vào sử dụng tại thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, với khả năng có thể nạp điện một lúc cho 45 xe chạy điện các loại
-
Công ty Huyndai, Hàn Quốc vừa tuyên bố sản xuất thành công những chiếc xe khách chạy điện bằng chính công nghệ nội địa với tốc độ tối đa 100km/h và sức chứa 51 người bao gồm cả lái xe.
-
Trong 5 năm tới, các nước thuộc liên minh châu Âu sẽ sử dụng nguồn năng lượng nhập từ châu Phi. Cụ thể hơn là họ sẽ sử dụng nguồn năng lượng điện thu được từ một hệ thống pin mặt trời khổng lồ, lắp đặt trên sa mạc Sahara. Thông tin đó đã được đại biểu Ủy ban năng lượng châu Âu - ngài Guenther Oettinger công bố sau cuộc họp Ủy Ban giữa tuần qua, sau gần 1 năm kể từ khi tổ chức Desertec đưa ra ý tưởng
-
Công nghệ của các nhà khoa học Mỹ cho phép khai thác điện năng từ hoạt động thở và nhịp tim. Theo một nhóm chuyên gia thuộc Viện Công nghệ Georgia (GIT), sợi nano bên trong cơ thể chuột có thể chuyển đổi sức mạnh của hoạt động thở và nhịp tim thành điện. Trong tương lai, chiếc “máy phát điện nano” này có thể cung cấp năng lượng cho những bộ phận cấy ghép và thiết bị cảm biến y khoa trong cơ thể người.
-
Trong tình hình căng thẳng điện như hiện nay, nông dân nhiều nơi đã có sáng kiến tự chế các “nhà máy” điện phục vụ việc sản xuất, sinh hoạt của mình và cả người dân trong thôn xóm
-
Physalia là một kết cấu kết hợp giữa một tòa nhà và một chiếc thuyền. Mẫu thiết kế này được kiến trúc sư người Bỉ Vincent Callebaut giới thiệu mới đây với mục đích dùng để chu du qua tất cả các con sông ở châu Âu, tái sinh các dòng sông chết. Con tàu bằng nhôm khổng lồ này có khả năng biến nước bẩn thành nước có thể uống được. Bên cạnh đó, con tàu còn có khả năng tạo ra nguồn năng lượng nhiều hơn lượng nó đã tiêu thụ.