-
Ngày 27/4/2011, TCty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) làm lễ phát lệnh khởi công “dự án gạch không nung Đông Hồi” tại khu công nghiệp Đông Hồi Huyện Quỳnh Lưu Tỉnh Nghệ An. Công suất sản phẩm là 400.000 m3/năm, tổng dự án đầu tư là 819 tỷ đồng.Đây là một dự án đầu tư mới, phù hợp với qui hoạch phát triển tổng thể ngành vật liệu xây dựng đến năm 2020 đã được Chính phủ đã phê duyệt.
-
Tổng thống Philippines hôm qua thông báo chính phủ sẽ đưa hàng triệu xe điện ra đường để giảm mức độ ô nhiễm không khí.Xe điện ba bánh dùng pin Lithium – loại pin cho phép sạc lại. Chúng đắt hơn nhiều so với xe ba bánh dùng xăng. Song nếu xét về dài hạn, số tiền mà người ta chi để vận hành xe điện sẽ thấp hơn. Lượng khí thải mà xe điện tạo ra chỉ bằng gần 25% so với xe dùng xăng.
-
Trong công cuộc tìm kiếm một loại nhiên liệu sinh học hoàn hảo, rất nhiều công ty và các tổ chức chính phủ đang cùng chạy đua nhằm khám phá ra “điều thần kì” trong sản xuất nhiên liệu sinh học giá rẻ và hiệu quả. Tảo, men bia, vi khuẩn đều đã được sử dụng để vào quá trình chuyển hóa nhiên liệu, thậm chí là C02, thành các loại nhiên liệu sinh học có thể sử dụng được, ví dụ như ethanol hay diesel sinh học.
-
Bộ trưởng Môi trường Đức Norbert Rottgen đã tới tham dự hội nghị về nhiên liệu sinh học E10 giữa chính phủ liên bang Đức và những nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Hội nghị được tổ chức ở Berlin, tập trung bàn thảo vấn đề vì sao người dân Đức không sử dụng loại xăng mới, thân thiện với môi trường.
-
Từ ngày 1/6/2011, giá bán điện sẽ được điều chỉnh theo cơ chế thị trường theo Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 15/4 của Thủ tướng Chính phủ. Việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường sẽ tháo gỡ được “nút thắt” về giá điện vẫn vướng mắc lâu nay. Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, việc cải cách ngành điện đã được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội X của Đảng theo hướng cạnh tranh lành mạnh, minh bạch và hiệu quả.
-
Chính phủ Nhật Bản đã sẵn sàng tăng thêm các khoản hỗ trợ cho hàng loạt các công nghệ sạch thông qua việc cơ cấu lại hệ thống thuế FiTs. Hoạt động này sẽ có thể bắt đầu có hiệu lực từ năm tới. Theo tin từ Reuters, ban tư vấn chính phủ Nhật đã thông qua dự luật cho phép tăng cơ chế hỗ trợ năng lượng mặt trời hiện tại lên mức đáng kể để bù cho những khoản năng lượng khác như năng lượng gió, sinh khối, hydro quy mô nhỏ và nhiệt điện.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Công Thương sớm lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan để trình Chính phủ xem xét, quyết định Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Theo đó, các phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục đều phải được tiến hành dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2011.
-
Chi tiêu chính phủ để tái thiết đất nước và phục hồi ngành năng lượng đóng vai trò quyết định tới sự phục hồi nền kinh tế Nhât Bản. Nhận định trên được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra hôm thứ năm vừa rồi sau khi Nhật Bản thông báo thiệt hại do trận động đất hôm 11/3 lên tới 309 tỷ USD. Theo IMF, nền kinh tế Nhật sẽ chậm lại trong ngắn hạn, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng sau đó sẽ phục hồi bằng, hay thậm chí cao hơn mức trước khi xảy ra động đất
-
Chín phủ Hà Lan đã thông qua hai dự luật nhằm xây dựng khung pháp lý cho công nghiệp điện hạt nhân và tiến tới xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở nước này. Hai dự luật này đã tạo ra nền tảng cho hoạt động giám sát quy trình đầu tư của Trung tâm Nguyên tử Quốc gia (PAA), đồng thời là công cụ để PGE (công ty sản xuất điện thuộc sự quản lí của nhà nước và có quy mô lớn nhất của Phần Lan ) có thể lựa chọn nhà cung ứng công nghệ.
-
Theo ông Crane, người tiêu dùng Mỹ không mua hàng vì sự khuyến khích của Chính phủ, tuy nhiên họ đang dần nhận ra vấn đề năng lượng thông qua chi phí năng lượng ngày càng tăng và vấn đề khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Ông nói: “Tất cả mọi người ở đây đều hi vọng vào sự thành công của xe điện, và đó là tương lai của chúng ta.”
-
Theo cuộc họp tổng kết của chính phủ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (AUE), dự án hạt nhân tại thủ đô nước này đang được tiến hành một cách thuận lợi, song đã đến lúc cần phải quan tâm hơn nữa tới những khu vực xung quanh nơi xử lí và cung cấp nhiên liệu hạt nhân, cũng như bảo vệ trang thiết bị, cơ sở vật chất.
-
Chính phủ Đan Mạch đã công bố “Chiến lược Năng lượng 2050”. Chiến lược năng lượng bao gồm nhiều sáng kiến nhằm mục đích giảm 33% lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của ngành công nghiệp năng lượng vào năm 2020 so với năm 2009.
-
Thực hiện Quy hoạch Điện VI đã được Chính phủ phê duyệt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang phấn đấu đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành toàn bộ công trình Nhà máy thủy điện Sơn La (công suất 2.400 MW) vào cuối năm 2012. Trước mắt, trong năm 2011, EVN dự kiến phát điện tổ máy số 2 vào ngày 30/4; tổ máy số 3, ngày 31/8; tổ máy số 4, ngày 31/12.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Công Thương sớm hoàn thiện cơ chế trình Chính phủ ban hành quy định hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích các dự án đầu tư điện gió tại Việt Nam được thuận lợi, hiệu quả. Đầu tư điện gió ở Việt Nam còn chưa phát triển do nhiều khó khăn từ điều kiện tự nhiên, thời tiết, công nghệ và đặc biệt là suất đầu tư cao dẫn tới giá thành, giá bán điện cao. Suất vốn đầu tư điện gió thế giới cũng như ở Việt Nam còn khá cao, mức dao động lớn. Mức cao nhất là 2,77 triệu USD/MW, thấp nhất là 1,77 triệu USD/MW và trung bình là 2,2 triệu USD/MW.
-
Theo Bộ Công Thương, phiên đàm phán chính thức đầu tiên Hiệp định Liên chính phủ Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2 sẽ tiến hành vào đầu tháng 3 tới, tại Hà Nội. Tại buổi làm việc Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA cho các dự án công nghiệp, đặc biệt là dự án hạ tầng cơ sở bao gồm các dự án nguồn và lưới điện…
-
Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tăng giá bán điện 15,32% kể từ ngày 1-3-2011. Như vậy, mức tăng này thấp hơn rất nhiều so với 3 phương án đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công Thương (30,3%; 26,3% và 18%), do Thủ tướng Chính phủ đã tính kỹ đến lợi ích của cả ngành điện và người tiêu dùng.
-
Mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ Chính phủ Việt Nam triển khai thị trường phát điện cạnh tranh, tái cơ cấu ngành điện và xây dựng biểu giá bán điện mới nhằm khuyến khích cạnh tranh hiệu quả; đầu tư kịp thời vào ngành điện, nhất là vào khâu phát điện và nâng cao hiệu quả sử dụng điện nhằm đạt mục tiêu cung cấp đủ điện cho nền kinh tế với chi phí thấp nhất.
-
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, đây là mức tăng giá điện bình quân đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, nhằm giảm thiểu các tác động của tăng giá điện lên nền kinh tế. Như vậy, từ 1.3 tới, giá điện bình quân sẽ tăng từ 1.077đ/kWh hiện nay lên 1.242đ/kWh, tương đương tăng 15,28%. Với mức tăng giá này, nhiều chi phí của EVN tiếp tục bị “treo lại” chưa phân bổ vào giá thành, tỉ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước của EVN bằng 0 và giá than chưa tăng trong cơ cấu giá điện.
-
Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, giá bán điện hiện hành chưa phản ánh đúng giá trị kinh tế, còn nặng yếu tố bao cấp, chưa phản ánh kịp thời những biến động của các yếu tố đầu vào như giá nhiên liệu, tỷ giá hối đoái, cơ cấu nguồn điện.