-
Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang được khẩn trương xây dựng và lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan. Gồm 8 chương và 42 điều, được đánh giá là có nhiều nội dung qui định khá chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bộ, ngành và cơ quan có liên quan, Dự thảo Nghị định đã nhận được sự quan tâm, đóng góp của nhiều đại biểu trong cuộc Hội thảo lấy ý kiến mới đây do Văn phòng TKNL - Bộ Công Thương tổ chức.
-
Điện hạt nhân, đất hiếm là hai lĩnh vực được cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đề nghị mở rộng hợp tác với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào chiều 25/10, tại Hà Nội. Đây cũng là nội dung được cựu Thủ tướng và đoàn nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản đề cập trong một loạt chuyến thăm, làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học & Công nghệ… của Việt Nam.
-
Với lợi ích to lớn góp phần tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội, vật liệu xây không nung đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ lâu.
-
Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận với quy mô công suất 4.000 MW, sẽ được khởi công vào năm 2014 và vận hành thương mại vào năm 2020. Ngoài ra, tỉnh cũng xúc tiến thu hút đầu tư vào các dự án năng lượng gió, năng lượng mặt trời với tổng công suất từ 1.500 đến 2.000 MW, từng bước hình thành vùng trọng điểm năng lượng sạch của quốc gia.
-
Ngày 22/10, Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Ban chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân và năng lượng tái tạo tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch địa điểm xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
-
Sáng 21/10/2010, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tham dự, có ông Nguyễn Đình Hiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Chánh Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương, các thành viên Ban soạn thảo Nghị định, đại diện các Bộ, Sở ngành, Viện nghiên cứu, các Hiệp hội, các Tổng công ty, công ty trong và ngoài nước cùng các cơ quan thông tấn báo chí.
-
Công ty TNHH Điện tử Philips Việt Nam - ngành chiếu sáng (Philips VN) vừa phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình “Hành trình vì mục tiêu tiết kiệm điện”.
-
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe báo cáo về tình hình cung cấp và sử dụng điện năng của tỉnh, những văn bản pháp luật về tiết kiệm điện năng; giới thiệu chương trình mục tiêu quốc gia và phương pháp xây dựng chương trình mục tiêu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của tỉnh giai đoạn 2010-2015.
-
Ngày 20/10/2010, công tác thi công lắp đặt hệ thống pin mặt trời nối lưới tại nóc nhà Bộ Công Thương đã chính thức được bàn giao kỹ thuật. Đây là dự án trình diễn do Văn phòng Tiết kiệm năng lượng phối hợp với Cơ quan năng lượng Đức, Công ty ALTUS AG Đức và Trung tâm năng lượng mới, ĐH Bách Khoa Hà Nội thực hiện. Dàn pin mặt trời này được vận hành thử nghiệm trong vòng một tháng. Ngày 19/11/2009 công trình sẽ được chính thức bàn giao giữa Chính phủ Đức và Bộ Công thương.
-
Chiều 20/10, tại Thành phố Đà Nẵng, Đại điện Tổng Công ty điện lực Miền Trung và Tập đoàn Điện lực Dongfang Trung Quốc (DEC) đã ký Hợp đồng gói thầu “Cung cấp thiết bị thủy lực và điện nhà máy” thuộc Dự án mở rộng nhà máy Thủy điện Định Bình.
-
Thông tin từ Ban tổ chức, so với những năm về trước, cuộc thi năm nay có điểm nổi bật: số lượng tòa nhà tham gia nhiều hơn ở cả 3 loại hình: tòa nhà cải tạo lại, tòa nhà mới và hiện có, tòa nhà hiện hữu trong đó chủ yếu là loại hình tòa nhà cải tạo lại. Được biết, tại vòng chung kết dự kiến tổ chức vào cuối tháng 10 năm 2010, 35 bộ hồ sơ này sẽ được ban giám khảo chấm và trao giải theo các loại hình.
-
Với 8 giải pháp TKNL, ước tính mỗi năm doanh nghiệp có cơ hội tiết kiệm khoảng 875 triệu đồng. Để giảm bớt thời gian chạy non tải của động cơ theo các chuyên gia biện pháp hiệu quả nhất là lắp đặt thiết bị Powverboss. Tiềm năng TKNL khi thực hiện giải pháp này là tiết kiệm 25% tổng điện năng động cơ tiêu thụ tương đương 290 triệu đồng/năm.
-
Các giải pháp tiết kiệm chi phí năng lượng bao gồm giải pháp với hệ thống lò hơi, hệ thống máy cán, hệ thống chiếu sáng. Tổng hợp các phương án đề ra ước tính mỗi năm công ty CP Cao su Hà Nội có thể tiết kiệm trên 470 tấn than và khoảng 1 triệu Kwh điện năng. Tính theo mức giá đang áp dụng, mỗi năm doanh nghiệp sẽ giảm chi phí trên 2,1 tỷ đồng.
-
Theo quy định của Bộ Tài chính, xe được gọi là xe sạch phải đảm bảo 30% chạy bằng năng lượng sạch(điện và xăng sinh học) và những xe này sẽ được giảm thuế nhập khẩu. Để khuyến khích doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu xe sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, nhiên liệu sạch, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) quy định mức thuế TTĐB ưu đãi đối với các loại xe sử dụng nhiên liệu sạch chỉ bằng 70% so với mức thuế xe thông thường.
-
Ngày 18-10, Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, UBND tỉnh Phú Thọ cấp Giấy chứng nhận đầu tư Dự án xây dựng nhà máy điện sinh học Biomass tại khu Rừng Xanh, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh. Đơn vị thực hiện dự án là Công ty cổ phần Năng lượng sinh học tái tạo công nghệ cao Việt Nam .
-
Là DN nhà nước được thành lập từ năm 1980, chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm nội thất văn phòng, gia đình, trường học và bệnh viện, đến nay, sau 30 năm hoạt động, các sản phẩm của Công ty Xuân Hòa không chỉ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường mà còn hướng tới tiêu chí sản phẩm tiêu dùng bền vững thông qua việc áp dụng thành công ISO 9001:2000, hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 và tháng 1/2009 chuyển đổi thành công hệ thống quản lý chẩt lượng và môi trường theo phiên bản mới.
-
Đồng Nai là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh với hơn 10 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động. Nhận thấy tiềm năng lớn từ việc thực hiện TKNL, ngay từ khi mới triển khai các dự án TKNL các doanh nghiệp trên địa bàn đã tích cực tham gia. Đến cuối năm 2009, kết quả thực hiện kiểm toán năng lượng 20 doanh nghiệp trên toàn tỉnh Đồng Nai cho thấy, tổng số tiền tiết kiệm từ các biện pháp TKNL là 3.400 triệu đồng/năm, giảm phát thải CO2 khoảng 1.560 tấn/năm.
-
Một trong những mục tiêu hành động cơ bản của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam là khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ mới thân thiện với môi trường vào sản xuất.
-
Sau buổi tập huấn lắp đặt pin mặt trời nối lưới, sáng 15 tháng 10 các kỹ thuật viên Đức và Việt Nam đã bốc dỡ thùng hàng đầu tiên đựng các trang thiết bị pin mặt trời được chuyển từ Đức sang để chuẩn bị cho việc lắp đặt lắp đặt trên mái nhà Bộ Công Thương. Dự kiến việc lắp đặt sẽ hoàn thành trong ba ngày và sau đó là các công việc liên quan tới đấu nối, kiểm tra và chạy thử. Tại Việt Nam, đây là dự án năng lượng mặt trời nối lưới đầu tiên được triển khai tại trụ sở cơ quan Nhà nước.
-
Đây là một trong những mục tiêu hướng tới trong định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025 và được Thủ tướng phê duyệt.
-
Sở Công Thương Tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng TPHCM (ENERTEAM) tổ chức hội thảo giới thiệu Mô hình trình diễn kỹ thuật Lò nung gạch, gốm kết hợp thiết bị hóa khí từ trấu. Hội thảo nhằm tạo điều kiện cho cơ quan quản lý Nhà nước và cơ sở sản xuất gạch, gốm nắm được các qui định về môi trường và tiếp cận với công nghệ mới, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất gạch, gốm để áp dụng vào sản xuất trong thời gian tới.
-
Theo bà Lương Xuân Nhung – Phó Trưởng phòng Quản lý Năng lượng, Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, đThành phố đã tổ chức tập huấn giới thiệu nội dung Luật đến 24 quận, huyện và phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức lớp đào tạo cán bộ quản lý năng lượng khóa 1 cho 25 doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm.
-
Bước đầu, với 8 giải pháp tiết kiệm năng lượng đề ra, ước tính doanh nghiệp tư nhân Thiên Thành sẽ tiết kiệm được 530 triệu đồng từ việc giảm tiêu hao khoảng 62 nghìn Kwh điện và 165 tấn than, thời gian hoàn vốn chỉ trên 1 năm.