-
Các nhà khoa học thuộc đại học tổng hợp Cornell đang có hi vọng dùng một số loại vi khuẩn trong chất thải nhà máy bia để sản xuất xăng sinh học và các sản phẩm hữu ích khác. Largus T. Angenent, phó giao sư ngành kỹ thuật sinh học và môi trường, tác giả chính cùng trợ lý Jeffrey J. Werner gần đây đã đăng một bài viết về nghiên cứu của mình trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (Biên bản của Viện hàn lâm khoa học quốc gia).
-
Theo một nghiên cứu mới đây, thị trường toàn cầu cho đèn L.E.D hiện ở mức 3,8 tỷ dolla năm 2010 sẽ tăng lên mức 8,3 tỷ dolla trong vòng 3 năm tới. Sự gia tăng nhận thức về tiết kiệm năng lượng cùng các gói kích thích tài chính toàn cầu đã tạo điều kiện thích hợp để công nghệ L.E.D và ứng dụng của nó là đèn sáng trắng trở nên phổ biến. Nếu thiếu những tiền để kể trên, việc ứng dụng công nghệ này sẽ rất tốn kém.
-
Giá điện lại được điều chỉnh tăng từ tháng 3/2011. Để có thể hạn chế việc tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thực hiện triệt để việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp khả thi nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp.
-
Ngày 3/3, thạc sĩ Lê Văn Bạn, Khoa Cơ khí, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cho biết, trường đang triển khai ấp trứng cho một số hộ dân ở tỉnh Bình Dương bằng máy ấp trứng năng lượng mặt trời
-
Cục pin có tên Hyperion Power Module, được thiết kế để cung cấp năng lượng cho các thành phố nhỏ với số hộ dân ít hơn 20.000 nhà, cũng như những căn cứ quân đội, những công ty khai thác mỏ, những nhà máy khử muối, và thậm chí cả những tàu thương mại hoặc du thuyền. Ông John Deal, CEO của Hyperion Power, nói: “Công nghệ của chúng ta đang thay đổi diện mạo. Có rất nhiều ứng dụng thú vị”.
-
Theo phòng kỹ thuật của Công ty Đức Anh Quân, hệ điện mặt trời quy mô hộ gia đình cụ thể như sau: với mức đầu tư khoảng 540 USD sẽ trang bị được hệ điện mặt trời loại 54 Wp (kích thước 639 x 652 x 54 mm), 12 V DC. Các linh kiện gồm có tấm pin mặt trời, hệ điều khiển nạp, ắc quy (70 Ah - 12 V DC), khung sắt đỡ tấm pin mặt trời, đèn 12 V DC và các phụ kiện khác như dây điện, công tắc... Pin mặt trời có thể lắp trước sân, bên hông hoặc trên mái nhà. Lượng điện cung cấp từ 250 - 300 Wh/ngày (tùy theo bức xạ mặt trời, thời gian nắng trong ngày). Nguồn điện cung cấp là điện một chiều 12 V DC. Có thể thắp sáng sinh hoạt, xem ti vi (loại đen trắng 14 inch), radio-cassette.
-
Nguồn chất thải từ nhà máy nhiệt điện đã được tiến sĩ Nguyễn Hồng Quyền và các đồng sự tại Phòng Công nghệ và Ứng dụng Vật liệu, Viện Khoa học Vật liệu (thuộc Viện Khoa học Công nghệ) nghiên cứu và chế tạo thành than hoạt tính và một loại chất phụ gia xây dựng có giá trị kinh tế cao.
-
Hãng Drayson và Đại học Aston sẽ phối hợp phát triển và thử nghiệm công nghệ phát thải ít carbon ở ô tô. Nhóm thực hiện sẽ nghiên cứu nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai được sản xuất từ chất thải sinh khối như rơm, gỗ và nước thải, từ đó sản xuất ra các loại ô tô trình diễn cao cấp, phát thải ít carbon.
-
Lò hơi phản ứng hạt nhân số 1 do Trung Quốc tự phát triển hoàn toàn vừa vượt qua kì thử nghiệm một cách thành công. Sự kiện này xảy ra chỉ một tháng sau thành công đầu tiên tại nhà máy năng lượng hạt nhân Hongheyan, nâng cao khả năng của Trung Quốc trong việc sản xuất trang thiết bị điện hạt nhân nội địa thế hệ thứ hai, công suất hàng triệu kilowatt.
-
Trong tuần qua, tại Mobile World Congress (MWC), hội nghị ngành viễn thông tổ chức hàng năm ở Barcelona, công ty Nokia Siemens và Smartlab – một tập đoàn của Đức chuyên hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công cộng đã thông báo rằng họ đang phát triển dịch vụ xác nhận và cho phép những người điều khiển xe điện có thể “chuyển vùng” trong khi nạp năng lượng thông qua các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau.
-
Nga cho biết nước này sẵn sàng hỗ trợ Indonesia xây dựng nhà máy điện nguyên tử của mình. Trong cuộc họp báo hồi thứ ba tuần trước, đại sứ Nga ở Indonesia, ông Alexander Ivanov nói rằng tương lai của việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Indonesia là một trong số những vấn đề mà Nga sẵn sàng mang ra thảo luận tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) trong năm nay.
-
Một nhà nghiên cứu tại Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Hoa Kỳ (NIST) vừa phát minh ra phương pháp sản xuất cáp siêu dẫn nhiệt độ cao (HTS) nhỏ gọn và linh hoạt hơn so với loại cáp HTS hiện đang được lắp đặt trong các lưới điện đồng thời vẫn đảm bảo truyền được dòng điện có cường độ bằng hoặc lớn hơn.
-
Các nhà khoa học thuộc viện Hóa học, viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã sản xuất thành công nhiên liệu sinh học từ dầu thực vật thải.Cũng theo nhóm nghiên cứu, bên cạnh việc biến dầu thực vật thải thành nhiên liệu sinh học phục vụ đời sống con người, đề tài còn tối ưu hóa nguồn nguyên liệu xúc tác bằng cách sử dụng nguồn silic được chiết tách từ trấu, một loại sản phẩm nông nghiệp rẻ tiền, sẵn có ở Việt Nam.
-
Các nhà khoa học ở Australia đã tìm ra một kĩ thuật hoàn toàn mới để tạo ra loại nhựa có lẫn kim loại, thậm chí có được tính chất siêu dẫn.Nhựa vốn dẫn điện rất kém và chúng được dùng để cách điện trong các loại cáp điện. Tuy thế, bằng cách đặt một tấm mỏng kim loại vào trong lớp nhựa rồi trộn nó thành một bề mặt polyme nhờ tia ion, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, phương thức đó sẽ cho ra những tấm nhựa dẫn điện vừa rẻ, vừa bền, vừa dẻo dai.
-
Một thiết kế mới được tài trợ thông qua sáng kiến của Nhà trắng để phát triển các tấm năng lượng mặt trời giá rẻ.
-
Ô tô, xe quân sự, thậm chí các thiết bị tiêu hao nhiên liệu lớn trong tương lai sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhờ ứng dụng một loại hợp kim được phát triển tại phòng thí nghiệm Ames thuộc viện năng lượng Hoa Kỳ. Một nhóm nghiên cứu của viện này mới đây đã thành công trong việc cải tiến một chất liệu điện nhiệt giúp tăng thêm 25% hiệu suất biến đổi nhiệt năng thành điện năng.
-
Nhà phát minh Nhật Bản Akinori Ito đã tạo ra một cỗ máy biến những túi đựng đồ, bình và nắp làm bằng chất dẻo thành dầu hỏa có thể sử dụng được.
-
Bằng cách giải quyết cả 2 vấn đề này, đồng thời đạt được những hiệu quả không ngờ, Solar Synergy đã giành vị trí số 1 trong cuộc thi ý tưởng công nghệ Isarel mở rộng IDEAS tại Viện kinh tế và môi trường thuộc Đại học Tel Aviv tháng 11 vừa qua. Những nhà tài trợ của cuộc thi quốc tế này muốn tìm kiếm, tài trợ và thúc đẩy phát triển các ý tưởng liên quan tới khủng hoảng kinh tế, môi trường và năng lượng.
-
TS. Nguyễn Thế Bảo, hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Việt Mỹ (TP.HCM) đã nghiên cứu thành công hệ thống điều hòa kết hợp giữa làm lạnh bay hơi và tách ẩm bằng chất hút ẩm (hai dung dịch hút ẩm LiCl và CaCl2). Ưu điểm của giải pháp này là tiết kiệm năng lượng cao, phù hợp sử dụng cho các không gian lớn như hội trường, siêu thị, sân bay, nhà hàng, vũ trường...
-
Nhóm giảng viên, sinh viên (SV) ĐH Bách khoa Hà Nội chế tạo thành công xe máy 3 bánh chạy 250 km chỉ mất 1 lít xăng và mong ước sản phẩm sẽ được ứng dụng vào thực tế.
-
Quỹ khoa học quốc gia Mỹ (NSF) đã trao giải thưởng trị giá 80 nghìn đôla cho Paul J. Dauenhauer, trợ lí giáo sư, hiện đang làm việc tại Amherst, Đại học Massachusetts. Là một kĩ sư hóa học, anh Dauenhauer sẽ sử dụng giải thưởng của mình để thực hiện nghiên cứu cơ bản về sự phân hủy nhiệt của sinh khối gỗ trong quá trình nhiệt phân.
-
Các nhà khoa học tại Đại học Illinois đã tạo ra một bước đột phá đáng chú ý khi xác định được hàng tá enzyme vi khuẩn mà con người chưa biết tới trong khoang tiêu hóa cỏ cơ bản của bò. Những enzyme này đã giúp biến đổi switch-grass (một loại cỏ giống cỏ may ở Việt Nam), một nguồn năng lượng cho nhiên liệu sinh học tái tạo.
-
Loại pin này sử dụng tế bào nhiên liệu sạch tiên tiến cho hiệu quả chuyển hóa hydro thành điện năng cao. PowerTrekk có thích thước nhỏ gọn có thể bỏ túi với vỏ bọc không thấm nước có thể chịu được va đập mạnh. Giải pháp pin di động mà nhà sản xuất đưa ra đó là hai trong một. Ngoài khả năng tạo điện tức thời PowerTrekk vẫn được tích hợp thêm một pin thông thường cho phép hoạt động độc lập hoặc đóng vai trò là pin tích điện.