Wednesday, 09/10/2024 | 07:47 GMT+7

GE công bố hệ thống màng lọc mới cho quy trình xử lý nước thải đô thị

30/09/2015

Vừa qua, hệ thống mang lọc chất thải của GE, công ty công nghiệp số toàn cầu đã được ứng dụng tại nhà máy xử lý chất thải O'Brien, giúp công ty này giảm thiểu nhu cầu năng lượng đầu vào tới 40% và tăng công suất hoạt động của hệ thống màng lọc tới 4 lần.

Vừa qua, hệ thống mang lọc chất thải của GE, công ty công nghiệp số toàn cầu đã được ứng dụng tại nhà máy xử lý chất thải O'Brien, giúp công ty này giảm thiểu nhu cầu năng lượng đầu vào tới 40% và tăng công suất hoạt động của hệ thống màng lọc tới 4 lần.

Màng lọc được đạt trực tiếp trong lò phản ứng 

Mới đây, GE công bố một dự án trình diễn hệ thống màng lọc sinh học mới tăng hiệu suất xử lý nước thải đô thị và giảm chi phí hoạt động của hệ thống tại các nhà máy xử lý chất thải. GE khẳng định hệ thống màng sinh học ngậm khí Zeelung (Zeelung MABR) sẽ mang tới sự cân bằng năng lượng - một khái niệm thể hiện việc hạn chế tiêu dùng năng lượng tại những đơn vị năng lượng trọng điểm.

Trong hệ thống mới của GE, các màng khí được đặt trực tiếp bên trong lò phản ứng. Oxy được khuếch tán tới các màng khí và tạo điều kiện cho vi khuẩn thực hiện quá trình chuyển hóa chất hữu cơ và dinh dưỡng. Trong môi trường ngậm khí, các vi khuẩn vừa có điều kiện thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng thời, số lượng khí oxy bị lãng phí được giảm thiểu tối đa.

Hệ thống màng lọc mới này đã giảm thiểu 40% năng lượng đầu vào so với hệ thống thông khí sinh học thông thường. Zeelung cũng được nâng cấp để chống chịu với điều kiện áp suất cao. Ngoài ra, GE cho biết màng lọc Zeelung đạt hiệu quả năng lượng gấp bốn lần so với hệ thống xử lý truyền thống mà các khu đô thị đang sử dụng.

Hiện tại, chi phí để vận hành nhà máy O'Brien là 5 triệu USD mỗi năm. GE hy vọng hệ thống màng lọc Zeelung sẽ tăng công suất tạo nhưng đồng thời sẽ giảm năng lượng dành cho việc vận hành hệ thống.

Qua việc phát triển Zeelung, GE đã tạo ra cơ hội giúp các nhà máy xử lý nước thải trở thành các trung tâm tái chế nhiên liệu, tạo nước sạch, chất dinh dưỡng và năng lượng tái tạo lại từ nước thải. Đây là một phát minh mới nằm trong nỗ lực cân bằng năng lượng trong ngành xử lý nước thải đô thị. Đồng thời, tăng khả năng thanh lọc các chất dinh dưỡng và công suất hoạt động của hệ thống màng lọc.

Yến Lê (Tổng hợp)