-
Hai doanh nghiệp đầu tiên đã được vay vốn nhằm đổi mới công nghệ, TKNL với số tiền lên tới 4 triệu USD trong khuôn khổ dự án tín dụng xanh, ký kết giữa Techcombank và Công ty Tài chính quốc tế (IFC). Dự án tín dụng xanh đã mở ra hướng đi mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trước bài toán tìm nguồn vốn nhằm đổi mới công nghệ TKNL hướng đến SXSH, nhất là khi Luật Sử dụng năng lượng TK & HQ sắp có hiệu lực.
-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, hiện chỉ còn gần 5% số hộ dân nông thôn sống đơn lẻ ở vùng sâu và xa trung tâm chưa có điện. Ngày 9/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Hội thảo đánh giá tác động điện khí hóa nông thôn Việt Nam với việc công bố kết quả Nghiên cứu độc lập “Lợi ích của điện khí hóa nông thôn” trong khuôn khổ Dự án Năng lượng Nông thôn 1 được tiến hành tại 7 tỉnh của Việt Nam trong các năm 2002, 2005 và 2008.
-
Để phục vụ nhu cầu phát triển, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, 5 năm tới, Hà Nội sẽ phải đầu tư khoảng 19.500 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện. Đó là nội dung Đề án “Quy hoạch phát triển điện lực TP Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020” vừa được HĐND TP thông qua.
-
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Thủy điện Lai Châu - công trình thủy điện lớn thứ ba cả nước (sau Thủy điện Sơn La và Hòa Bình) sẽ được khởi công vào ngày 22-12 tới.
-
Ông Hoàng Hữu Thuận, TT Tư vấn và Phát triển điện, cho rằng do tính phân tán và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, việc ứng dụng năng lượng tái tạo đòi hỏi một sự đầu tư thỏa đáng để lựa chọn công nghệ khả thi, tìm ra phương thức ứng dụng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam để sau vài chục năm nữa, năng lượng tái tạo (không kể thủy điện) sẽ có một tỷ trọng đáng kể trong cân bằng điện năng quốc gia.
-
Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chính thức có hiệu lực từ 1.1.2011. Bộ Công thương đã triển khai các đợt tuyên truyền, phổ biến luật đến cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp khu vực Bắc - Trung - Nam. Mục đích giúp doanh nghiệp và người dân hiểu rõ thêm về những quy định của Luật. Mong muốn Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được triển khai sâu rộng tới mọi tổ chức, cộng đồng dân cư.
-
Từ khi tổ máy 1 đi vào vận hành tháng 10/2008 đến nay, Thủy điện A Vương (công suất 210 MW) đã phát được sản lượng gần 1,8 tỷ kWh, tương đương với doanh thu khoảng 1.150 tỷ đồng. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện A Vương Nguyễn Trâm cho biết do có lợi thế là sử dụng cột nước cao nên khi huy động công suất Thủy điện A Vương và phát điện theo chiều cao cột nước sẽ rất hiệu quả.
-
Ngày 8/12, tại Hà Nội, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ đã có buổi làm việc Đại sứ của Hoa Kỳ tại Cơ quan Năng lượng nguyển tử quốc tế (IAEA). Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về việc đàm phán Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự (Hiệp định 123 liên quan đến việc chuyển giao thông tin vật liệu, thiết bị và công nghệ hạt nhân từ Hoa Kỳ cho nước khác, đảm bảo không phổ biến vũ khí hạt nhân).
-
Tập đoàn Itochu của Nhật Bản sẽ hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất ethanol sinh học từ sắn ở miền Trung Việt Nam.
-
Đề tài "Nghiên cứu cải tiến lò cung cấp nhiệt cho máy sấy và hệ thống hút bụi cho các nhà máy chế biến chè đen" đã thành công và đem lại hiệu quả thiết thực.
-
Nằm trong khuôn khổ triển lãm bất động sản quốc tế Vietreal diễn ra tại Trung tâm triển lãm TP.HCM ngày 09.12 “Hội thảo ứng dụng công nghệ phần mềm trong thiết kế công trình tiết kiệm năng lượng” đã nêu bật ý nghĩa của những công trình xanh trong giai đoạn khủng hoảng năng lượng hiện nay.
-
Sáng 6.12, ông Nguyễn Hoài Giang, tổng giám đốc công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết: “Do khan hiếm ngoại tệ cùng với biến động tỷ giá khiến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu từ Dung Quất tăng đột biến, chúng tôi đã quyết định nâng công suất lên 105% liên tục từ nay đến hết năm, thậm chí có thể kéo dài sang năm 2011.
-
Theo số liệu thống kê, VN hiện có 65 dự án sản xuất gang thép có công suất từ 100.000 tấn mỗi năm trở lên. Mặc dù các nhà máy thép mới sử dụng chưa tới 50% công suất thiết kế nhưng hằng năm tiêu thụ khoảng 3,5 tỷ kWh điện. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngành điện đã phải đầu tư khoảng 35.500 tỷ đồng cho nguồn, trạm, đường dây dẫn điện.
-
Theo Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC), 5 năm qua, Tổng công ty đã triển khai sâu rộng công tác sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, 100% gia đình công nhân viên chức của EVN HCMC đã cam kết sử dụng điện tiết kiệm 10%. Hội Liên hợp phụ nữ TP. HCM đã vận động được 100.000 hộ gia đình của Thành phố đã cam kết tiết kiệm điện.
-
Sau 5 năm thực hiện dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (PECSME) khu vực phía Nam” đến nay các doanh nghiệp tự tin khẳng định rằng họ đã sử dụng năng lượng hiệu quả và giảm được 740.000 tấn khí cacbonic.
-
Anh Hoàng Quân, Chuyên viên Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội cho biết, các giải pháp hiệu quả năng lượng đề xuất đối với doanh nghiệp dệt Toàn Thắng rất đa dạng bao gồm cả những phương án không tốn chi phí đầu tư, các phương án đầu tư thấp cho đến những giải pháp cần vốn đầu tư trung bình thời gian hoàn vốn nhanh. Đối với những giải pháp cần mức đầu tư cao, yêu cầu kỹ thuật phức tạp nhóm kiểm toán sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
-
Theo đánh giá của ông Nguyễn Huy Tưởng – PCT UBND Tp Hà Nội thì kết quả TKĐ của Hà Nội thực sự chưa tương xứng với tiềm năng. Qua khảo sát tại các DN trên địa bàn Tp, ông Nguyễn Đình Hiệp – Chánh VP TKNL, Bộ Công Thương cũng nêu ý kiến, với địa bàn rộng như Hà Nội, kết quả đạt được thực sự còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nhất là mảng chiếu sáng công cộng, Hà Nội gần như chưa đầu tư tới. Để kết quả TKĐ trong thời gian tới đạt cao hơn, Thành phố cần tập trung vào khối DN sản xuất trọng điểm; khối làng nghề; khối tòa nhà, công sở, các công trình dân dụng. Đây là những khối mà qua khảo sát, tiềm năng TKĐ có thể đạt tới 20-25%.
-
Ngày 30/11, tại Hà Nội, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) và Liên danh Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - Công ty Daewoo Engineering ký kết dự án án kho chứa LPG lạnh đầu tiên của Việt Nam. Kho chứa cho phép PVGas có những giải pháp tàng trữ LPG với khối lượng lớn, góp phần ổn định an ninh năng lượng quốc gia.
-
Những ngày cắt điện mùa hạn vừa qua, anh Tài đã có nguồn điện từ khí biogas đủ để cho con cái học bài. Hàng trăm heo con cần sưởi ấm cũng đã có thiết bị sưởi ấm bằng biogas. Vợ chồng anh cũng như nhiều hộ nông dân khác ở Cam Thành Bắc (Cam Lâm) ngày càng quen với các thiết bị sinh hoạt bằng biogas như: đèn điện, thiết bị sưởi ấm heo con, bếp biogas
-
Toà nhà sở Khoa học và công nghệ TP.HCM sẽ xây dựng theo mô hình công trình xanh. Theo đó, ưu điểm của việc xây dựng các cao ốc theo chuẩn Lotus là ứng dụng giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm tiết giảm tối đa chi phí hoạt động của các doanh nghiệp. Trung bình các công trình xanh sẽ tiết kiệm được 30% năng lượng sử dụng, giảm 35% lượng khí thải carbon, tiết kiệm từ 30 – 50% lượng nước sử dụng và từ 50% – 90% chi phí xử lý chất thải.
-
Bà Thái Thị Phong, Phó phòng Tổng hợp, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho biết: mức vốn cho vay tối đa bằng 70% tổng vốn của mỗi dự án, lãi suất cho vay 9,6%/năm và được giữ cố định trong suốt thời gian triển khai của dự án. Thời hạn cho vay được xác định tùy theo thời gian thu hồi vốn và khả năng trả nợ của chủ đầu tư, nhưng tối đa là 12 năm. Nếu các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng, VDB sẽ sẵn sàng hỗ trợ, sẵn sàng giúp doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục hồ sơ chưa hoàn chỉnh.
-
Tuy nhiên, đến thời điểm này, các nguồn năng lượng vẫn ở dạng tiềm năng, do chưa có cơ chế và chính sách giá điện hợp lý để thu hút các nhà đầu tư. Nguồn năng lượng tái tạo rẻ nhất là thuỷ điện nhỏ và thủy điện, nếu có quy hoạch tốt, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch và quy trình vận hành, thì sẽ là nguồn năng lượng dồi dào, kinh tế. Thủy điện nhỏ được quy hoạch khoảng 4.000MW, nhưng mới có tổng công suất lắp đặt khoảng 500MW.
-
Theo đó, trong giai đoạn từ 2011-2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ đưa thêm 15-20 mỏ vào phát triển thương mại, tăng trữ lượng đạt 35-45 triệu tấn/năm, sản lượng khai thác dầu khí đạt 23-34 triệu tấn/năm, khí đạt 8,5-14 tỷ m3/năm….góp phần đảm bảo nhu cầu về năng lượng và an ninh năng lượng quốc gia.