-
Đó là chiếc ô tô điện của Câu lạc bộ xe điện Nhật Bản (JVEC) vừa trình diễn thành công hôm 23-5 ở tỉnh Ibaraki. 17 người đã thay phiên cầm lái suốt 27,5 tiếng trên quãng đường dài 1.003 km với vận tốc trung bình 40 km/giờ.
-
Được sản xuất trên công nghệ 32 nanometer (nm), các bộ vi xử lý này nhỏ hơn 32%1 và mang lại hiệu suất hoạt động tốt hơn 32%2, tất cả trong một thiết kế có trọng lượng nhẹ và thời trang. Những bộ vi xử lý mới này còn giảm lượng điện năng tiêu thụ hơn 15%3, mang lại thời gian sử dụng pin tuyệt vời.
-
Một số nhà sản xuất xe hơi ở bang Indiana, Mỹ trong tuần này sẽ gặp gỡ với các nhà điều hành của 15 công ty sản xuất ôtô Trung Quốc để thảo luận về cách thức họ có thể hợp tác cùng nhau nhằm sản xuất xe điện và xe hybrid.
-
Ngày 25/5, tờ Thời báo Tài chính của Hà Lan đưa tin hãng sản xuất xe hơi hạng sang Daimler của Đức và hãng sản xuất xe hơi Toyota của Nhật Bản đang có kế hoạch cùng sản xuất pin nhiên liệu cho xe điện.
-
Tuy nhiên, tua-bin Gió Fuller ngoài lợi thế không có cách quạt thì nó còn nhiều lợi thế khác so với loại tua-bin truyền thống có cánh quạt. Tua-bin Gió Fuller có đầu vào và ra được bao bọc. Ngay cả khi nhìn gần, vận động duy nhất có thể thấy được là khi tua-bin được điều chỉnh theo hướng gió. Loại tua-bin này có thể được sử dụng trong do thám quân sự và lắp đặt ra-đa do không có khó khăn tạo ra bởi các cánh quạt.
-
Công ty xây dựng tua bin gió Tây Ban Nha Gamesa và Tập đoàn chuyên phát triển các trang trại gió Cannon Power tại San Diego, Mĩ đã hợp tác để xây dựng một trang trại gió cung cấp năng lượng sạch cho một phần tư triệu hộ gia đình tại hai bang California và Mexico.
-
Cảng biển của thành phố lãng mạn Venice (Italy) đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất điện từ tảo để tự cung cấp năng lượng. Giới chức cảng Venice cho biết, nhà máy sẽ hoạt động trong vòng 2 năm tới và tạo ra 40 megawatt điện mỗi năm. Họ cho rằng nguồn năng lượng không gây ô nhiễm môi trường có thể giúp duy trì sự cân bằng sinh thái của thành phố cổ này.
-
Đại học Stanford ở Palo Alto, bang California, Mỹ ngày 21/5 đã công bố một kỹ thuật mới có thể cấp điện cho các thiết bị cực mỏng. Theo đó, các ống nano carbon đơn lớp (SWNT) in trên loại giấy được phủ một lớp màng PVDF (polyvinylidene fluoride) có thể đóng vai trò như những siêu tụ điện tích trữ năng lượng.
-
Bắt đầu từ năm 2011, Indonesia sẽ thực hiện việc chuyển đổi khí than CBM (Coal Bed Methane) thành khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới tiến hành việc này.Ông Craig Steward, Giám đốc điều hành Công ty VICO Indonesia cho hay hiện tại, cơ sở hạ tầng của một xưởng chuyển đổi CBM thành LNG đã sắp hoàn tất.
-
Trong khi nghiên cứu về quy trình tái chế rác thải, các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã đưa ra một hướng đi mới để chế tạo nguồn nhiên liệu thay thế từ nguyên liệu đặc biệt là vỏ cam.
Mohammad Taherzadeh và nhóm nghiên cứu tại Khoa kỹ thuật, ĐH Boras, Thụy Điển đã từng thành công trong sản xuất ethanol và khí sinh học (biogas) từ nhiều lại chất thải khác nhau và hiện nay đang tập trung nghiên cứu vào chất thải từ cam quýt.
-
Công ty năng lượng mặt trời Conergy của Đức cho biết sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất năng lượng Mặt Trời lớn nhất Đông Nam Á tại Ayutthaya, cách thủ đô Bangkok của Thái Lan khoảng 70km về phía Bắc.
-
Tọa lạc tại vùng Andalusia, Tây Ban Nha, tòa tháp thương mại điện mặt trời đầu tiên của thế giới xuất hiện trên đường chân trời như một chiếc cột khổng lồ. Vào những buổi sáng nhiều mây, mặt trời vẫn chiếu sáng hơi nước và bụi trong không khí tạo nên những chùm tia màu trắng xung quanh tòa tháp cao 115 m, tương đương với một ngôi nhà 14 tầng.
-
Các nhà khoa học Scotland vừa chế tạo thành công loại pin đầu tiên trên thế giới có khả năng tạo ra điện từ khí oxy. Oxy phản ứng với carbon xốp bên trong pin và tạo ra điện. Như vậy lượng điện trong pin liên tục được bổ sung trong quá trình xả.
-
Người phát ngôn Tập đoàn năng lượng EDF của Pháp, ông Jean-Marc Dall'Aglio, ngày 2/3 cho biết tập đoàn này sẽ xây dựng một nhà máy điện lớn nhất thế giới chạy bằng năng lượng Mặt Trời tại Toul - Rosieres, căn cứ không quân bỏ hoang của NATO, gần thành phố Metz thuộc vùng Lorraine, miền Đông nước Pháp.
-
Sam Sung công bố kế hoạch đầu tư hơn 20,6 tỉ đôla để phát triển công nghệ sạch trong 10 năm tới. Trong đó trọng tâm đầu tư sẽ là pin năng lượng mặt trời công nghệ silicon màng mỏng; Sản xuất pin cho các dòng xe hybrid; Công nghệ đèn led và đầu tư cho y tế,dược phẩm, sinh học, thiết bị y tế công nghệ cao...
-
Thiết bị có hình dáng như một chiếc quạt với 4 cánh, khi gió thổi làm quay cánh quạt tạo ra năng lượng. Trên 4 cánh quạt được gắn các tế bào quang năng để đồng thời thu năng lượng mặt trời, các đèn LED được bố trí ở phần đuôi của trụ gắn cánh quạt.
-
Trong cuộc đánh giá gần đây nhất do EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) thực hiện, mẫu xe Ford Fiesta 2011 được cải thiện đáng kể về lượng nhiên liệu tiêu thụ. Đối với mẫu Fiesta trang bị hộp số 6 cấp Powershift, lượng nhiên liệu tiêu thụ là 8 lít/100 km đối với đường đô thị và 5,8 lít/100 km đường cao tốc.
-
Nhiên liệu từ hydro rất có khả năng sẽ thực sự trở thành nhiên liệu của tương lai. ĐIều này nghe có vẻ quá sức tưởng tưởng; một nguyên liệu sạch, dồi dào, và lượng khí thải chỉ là nước. Tất nhiên, hầu hết hydro hiện nay được sản xuất từ khí gas tự nhiên, nhưng điều đó có thể thay đổi trong tương lai. Ngoài ra, việc thiếu cơ sở hạ tầng và chi phí cao của xe hydrogen đã khiến các nhà sản xuất ô tô tập trung vào các công nghệ xe sạch khác dễ tiếp cận thị trường hơn.
-
Một loại mực đặc biệt biến vải (làm bằng cotton và polyester bình thường) thành pin nhưng vẫn giữ được độ mềm mại vốn có. Thành công này mở đường cho lĩnh vực chế tạo “sản phẩm điện tử có thể mặc”, trong đó thiết bị được tích hợp vào vải sợi và quần áo.
-
Chiếc xe máy thông minh ENV là sản phẩm nổi tiếng của Intelligent Energy (năng lượng thông minh), một công ty chuyên về giải pháp năng lượng của Anh, được thiết kế tại Trung tâm thiết kế Thái Bình Dương ở West Hollywood-Mỹ.
-
Than được đốt cháy trong môi trường khí oxy nguyên chất thay vì trong không khí. Quá trình này tạo ra dòng khí chứa 90% khí CO2 và 10% hơi nước nên có thể dễ dàng chia tách. Phương pháp này có một bất lợi duy nhất là phải dùng rất nhiều năng lượng để loại bỏ khí CO2. SCCS cho biết một công nghệ mới mang tên Đốt cháy hóa chất tuần hoàn đang được nghiên cứu. Nếu thành công, quá trình này sẽ hầu như không tạo ra khí thải, và có thể được ứng dụng để cải tiến các nhà máy điện chạy than hiện tại.
-
Khu vực dự án được đặt trên diện tích 400m2 tại Trung tâm nghiên cứu CeRSAA. Tại tòa nhà độc đáo này, hệ thống quang điện của Solyndra được tích hợp vào các cấu trúc nhà kính. Solyndra đang hướng đến một công nghệ hình trụ có một không hai. Công nghệ này giúp thu ánh nắng mặt trời ở hướng trực tiếp, khuếch tán, và phản chiếu trên bề mặt 360 độ đồng thời cho phép truyền đồng nhất ánh sáng cho các khu vực bên dưới.
-
Với một chai nước uống và 4 giờ hấp thụ ánh nắng mặt trời, chuyên gia hóa học Dan Nocera thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) khẳng định ông có thể sản xuất 30 kWh điện, đủ cung cấp cho một gia đình tại quốc gia đang phát triển. Với khoảng 3 gallon nước sông (khoảng 0,01 mét khối), ông có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của một ngôi nhà lớn tại Mỹ.Cơ sở cho những tuyên bố này là một chất xúc tác mới, rẻ tiền sử dụng điện mặt trời để tách nước và tạo ra hydrogen.