-
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện năm 2011. Theo đó, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Lào Cai và toàn thể nhân dân trên địa bàn đều phải đồng loạt triển khai các giải pháp tiết kiệm điện.
-
Nguy cơ thiếu trầm trọng nguồn cung điện tiếp tục gia tăng trong những tháng mùa khô. Cả nước đang nỗ lực triển khai đồng loạt các giải pháp ứng phó với tình trạng thiếu điện nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.
-
Kết quả điều tra khảo sát trong quá trình kiểm toán năng lượng tại 10 đơn vị tại Bến Tre cho thấy, tiềm năng TKNL khi thực hiện các giải pháp lên đến 20% tổng điện năng tiêu thụ.Việc triển khai các giải pháp TKNL trong công sở có ý nghĩa lớn giúp tiết kiệm kinh phí từ ngân sách và xây dựng mô hình kiểu mẫu, chuẩn mực cho xã hội về sử dụng năng lượng hiệu quả.
-
Hôm nay tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2010. Sau 5 năm triển khai Chương trình đã nhận được sự tham gia, góp sức của nhiều Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương, các đơn vị tư vấn trên phạm vi toàn quốc và đã thu được những thành công đáng khích lệ.
-
Với những ưu điểm về công nghệ và chiến lược triển khai xây dựng nhà máy điện mặt trời quy mô lớn theo phương thức chìa khóa trao tay, NovaSolar mang lại giải pháp toàn diện, độ tin cậy cao nhằm giải quyết vấn đề thiếu điện tại các khu vực, quốc gia trên thế giới đặc biệt ở những nơi có bức xạ mặt trời cao và chưa có lưới điện quốc gia.
-
Sau 5 năm giai đoạn I “Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, đồng loạt 6 nhóm nội dung đã được triển khai và bước đầu gặt hái được thành quả đáng tự hào. Thực hiện nội dung Tổ chức mạng lưới quản lý và triển khai các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các tỉnh, thành phố đến nay mạng lưới các trung tâm TKNL, trung tâm khuyến công, đơn vị tư vấn trong lĩnh vực TKNL đã được thành lập và có mặt ở cả 3 miền. Các hoạt động của các đơn vị này đều do Văn phòng TKNL quốc gia chỉ đạo và điều phối, giám sát.
-
Nhằm giảm các chi phí đầu vào, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, nhiều doanh nghiệp (DN) Đồng Tháp đã quan tâm đến việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL)
-
Ngày 3/3, thạc sĩ Lê Văn Bạn, Khoa Cơ khí, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cho biết, trường đang triển khai ấp trứng cho một số hộ dân ở tỉnh Bình Dương bằng máy ấp trứng năng lượng mặt trời
-
Giai đoạn 2008-2010, EVN tiếp tục triển khai chương trình 5 triệu đèn compact, đã bán được gần 4 triệu đèn, góp phần thúc đẩy thị trường tiêu thụ đèn compact, từ mức tiêu thụ 500.000 bóng đèn năm 2003, đến năm 2009 tiêu thụ 31 triệu bóng. EVN đã ký hợp đồng với các công ty sản xuất đèn huỳnh quang compact tiết kiệm điện được thiết kế riêng cho chương trình với chất lượng tốt, có tuổi thọ hơn 6.000 giờ theo tiêu chuẩn IEC60969 để cung cấp cho khách hàng với giá thấp hơn 15-20% so với giá sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đến nay, việc sử dụng đèn compact tiết kiệm điện đã phổ biến.
-
Từ năm 2011 tại Việt Nam, Công ty Trường Thành và Công ty Jatro sẽ trồng 100.000 hecta cây Jatropha tại Việt Nam để tạo nguồn nhiên liệu dầu bio-diesel thân thiện với môi trường. Với dự báo đến năm 2020, nếu chỉ cần 10% xe hơi trên toàn cầu dùng nhiên liệu sinh học, thì thị trường cho loại dầu này cũng có giá trị lên đến 300 tỷ USD.
-
CyberSmart Africa vừa triển khai một chương trình mang tính thực tế với quy mô lớn nhằm đem ánh sáng văn hóa tới cho những trẻ em vùng nông thôn. Được tài trợ bời Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), với mục đích lấy sự học làm đầu, CyberSmart áp dụng công nghệ theo hướng đơn giản hóa để chế tạo ra những chiếc bảng tương tác và các thiết bị điện tử tiết kiệm năng lượng khác.
-
Mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ Chính phủ Việt Nam triển khai thị trường phát điện cạnh tranh, tái cơ cấu ngành điện và xây dựng biểu giá bán điện mới nhằm khuyến khích cạnh tranh hiệu quả; đầu tư kịp thời vào ngành điện, nhất là vào khâu phát điện và nâng cao hiệu quả sử dụng điện nhằm đạt mục tiêu cung cấp đủ điện cho nền kinh tế với chi phí thấp nhất.
-
Trên cơ sở triển khai kiểm toán năng lượng thí điểm tại một số nhà máy nhiệt điện và lập danh sách theo dõi việc sử dụng điện của trên 2.700 khách hàng sản xuất trọng điểm sử dụng từ 3 triệu kWh/năm trở lên đã phát hiện những khâu lãng phí, thất thoát điện năng, nhờ đó xây dựng các giải pháp cụ thể. Nhờ vậy, EVN đã giảm tỷ lệ tổn thất điện năng trong 5 năm gần đây lên trên 2,1 tỷ kWh. Các dự án cụ thể mà EVN đang tiến hành chủ yếu hướng tới lĩnh vực sử dụng điện trong sinh hoạt và dịch vụ thương mại.
-
VEEPL là một sáng kiến chung của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Chính phủ Việt Nam do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện. Đây là một Dự án được đánh giá là rất thành công và được các doanh nghiệp rất ủng hộ, mong muốn kéo dài thời gian thực hiện. Tuy nhiên, chỉ còn 6 tháng nữa, Dự án sẽ kết thúc. Bản tin TKNL đã có cuộc trao đổi với GS.TS. Phan Hồng Khôi – Giám đốc Điều hành Dự án về những vấn đề liên quan đến VEEPL.
-
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu nhằm triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hiệu quả. Cơ chế này áp dụng cho 2 dự án thành phần của Dự án thủy điện Lai Châu gồm: Dự án xây dựng công trình thủy điện Lai Châu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư; Dự án bồi thường di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu do UBND tỉnh Lai Châu là chủ đầu tư.
-
Sau 5 năm triển khai chiến lược mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng (TKNL) (2006-2010), 4901 KTOE, tương đương 3,4% tổng năng lượng tiêu thụ được tiết kiệm. Để làm được điều này, nhiều hoạt động đã triển khai sâu rộng trên cả nước.
-
Xây dựng, hoạch định chính sách và hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện chính sách là kết quả được đánh giá cao nhất của Dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao (VEEPL) do UNDP và Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ. Theo kế hoạch, Dự án sẽ kết thúc vào tháng 6/2011. Sau đây, Bản tin TKNL xin giới thiệu ý kiến của những chuyên gia, các nhà quản lý doanh nghiệp, những người đã và đang được hưởng lợi từ Dự án nói về những nỗ lực trong việc xây dựng chính sách của Dự án.
-
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 03 năm thực hiện Đề án, công tác triển khai các nội dung của Đề án đã được các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh, kịp thời nắm bắt và tìm giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhiên liệu sinh học. Trong thời gian triển khai, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, thúc đẩy hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp sản xuất và thương mại nhiên liệu sinh học Việt Nam.
-
Theo bản thỏa thuận, công ty liên doanh Scottish firm Shanghai Huanan Boiler & Vessel Cochran(SHBV Cochran) được công ty cơ khí W2E của Scotlen chuyển giao công nghệ biến đổi rác thải thành điện năng. Việc nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và triển khai dự án sẽ được thực hiện tại nhà máy hiện tại của W2E tại Annan, Dumfriesshire trong khi quá trình sản xuất sẽ diễn ra ở cơ sở mới của công ty tại Trung Quốc.
-
UBND TPHCM vừa giao Ban Quản lý các khu chế xuất – khu công nghiệp TPHCM (Hepza) xem xét điều chỉnh quy hoạch cục bộ khu đất 42 héc ta tại Khu công nghiệp Đông Nam, huyện Củ Chi để giao Tập đoàn First Solar (Mỹ) triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất pin mặt trời. Theo nội dung thông báo của Văn phòng UBND thành phố liên quan đến dự án trên, Phó chủ tịch UBND Nguyễn Trung Tín chỉ đạo Hepza giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản để Tập đoàn First Solar có thể triển khai dự án từ đầu năm nay.